Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người chuyên nghiên cứu khoa học tự nhiên được gọi là

  • A. nhà sinh học.
  • B. nhà khoa học.
  • c. kỹ thuật viên.
  • D. nghiên cứu viên.

Câu 2: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?

  • A. Nhiệt kế
  • B. Đồng hồ bấm giây
  • C. Cân điện tử
  • D. Bình chia độ

Câu 3: Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là

  • A. m2
  • B.  l.           
  • C. kg           
  • D. cm 

Câu 4: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo nhiệt độ sôi của nước?

  • A. Nhiệt kế thủy ngân
  • B. Nhiệt kế y tế
  • C. Nhiệt kế rượu
  • D. Nhiệt kế đổi màu

Câu 5: Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

  • A. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.
  • B. Không có hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Có hình dạng và thể tích xác định.
  • D. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định. 

Câu 6: Đâu không phải là tính chất hóa học:

  • A. Khả năng phân hủy
  • B. Khả năng tác dụng được với chất khác
  • C. Tính dẫn nhiệt
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Gỗ có tính chất nào sau đây?

  • A. Bị biến dạng khi chịu tác dụng kéo hoặc nén và trở lại hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng.
  • B. Chịu được nhiệt độ cao, bền với môi trường.
  • C. Bền chắc và dễ tạo hình, tuy nhiên dễ bị ẩm, mốc.
  • D. Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.

Câu 8: Gạo sẽ cung cấp chất thiết yếu nào nhiều nhất cho cơ thể?

  • A. Vitamin.                                               
  • B. Chất đạm.
  • C. Tinh bột.                                
  • D. Chất béo.

Câu 9: Mô là gì?

  • A. Một nhóm tế bào khác nhau, khác chức năng.
  • B. Một nhóm tế bào khác nhau có chức năng đặc biệt.
  • C. Một nhóm tế bào cùng loại, cùng chức năng.
  • D. Một nhóm tế bào cùng loại có chức năng khác nhau.

Câu 10: Virus mới được tạo ra mới từ giai đoạn nào?

  • A. Phóng thích
  • B. Lắp ráp
  • C. Xâm nhập
  • D. Sinh tổng hợp

Câu 11: Nguyên sinh vật nào được miêu tả trong hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Trùng roi
  • B. Trùng biến hình
  • C. Trùng kiết lị
  • D. Trùng sốt rét

Câu 12: Cơ quan nào dưới đây không có ở cây rêu?

  • A. Rễ giả     
  • B. Hoa
  • C. Thân       
  • D. Lá

Câu 13: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là?

  • A. Không có xương sống.          
  • B. Hình thái đa dạng. 
  • C. Kích thước cơ thể lớn.          
  • D. Sống lâu.

Câu 14: Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào:

  • A. Nhiệt độ
  • B. Nguồn thức ăn
  • C. Môi trường sống
  • D. Sự sinh sản của loài

Câu 15: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. nằm gần nhau
  • B. có sự tiếp xúc
  • C. không tiếp xúc
  • D. cách xa nhau

Câu 16: Phương và chiều của lực ma sát:

  • A. cùng phương, cùng chiều với lực tác dụng
  • B. cùng phương, ngược chiều với lực tác dụng
  • C. phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng lên trên
  • D. phương vuông góc với lực tác dụng, chiều hướng xuống dưới

Câu 17: Ký hiệu của trọng lượng là:

  • A. P
  • B. N
  • C. m
  • D. kg

Câu 18: Có nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân, nhưng không có nhiệt kế nước vì sao?

  • A. Rượu hay thủy ngân co dãn vì nhiệt đều.
  • B. Nước co dãn vì nhiệt không đều.
  • C. Tất cả các phương án trên
  • D. Nước không đo được nhiệt độ âm.

Câu 19: Ở nhiệt độ nào thì số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-ớt?

  • A. Ở nhiệt độ 100 oC số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-ớt.
  • B. Ở nhiệt độ 120 oC số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-ớt.
  • C. Ở nhiệt độ 160 oC số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-ớt.
  • D. Ở nhiệt độ 180 oC số đọc trên thang nhiệt độ Fa-ren-hai gấp đôi số đọc trên thang nhiệt độ Xen-xi-ớt.

Câu 20: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ từ chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) :

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • A. d, c, b, a   
  • B. a, b, c, d.
  • C. b, a, c, d.   
  • D. d, c, a, b.

Câu 21: Cho các bước như sau;

(1) Thực hiện phép đo nhiệt độ.

(2) Ước lượng nhiệt độ của vật.

(3) Hiệu chỉnh nhiệt kế.

(4) Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

(5) Đọc và ghi kết quả đo.

Hãy sắp xếp thứ tự bước đúng khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật:

  • A. (1), 2), (3), (4), 6).
  • B. (1), (4), (2), (3), 6).
  • C. (2), (4), (3), (1), 6).
  • D. (3), (2), (4),(1), (5).

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373K
  • B. 10C tương ứng với 33,80F
  • C. Khoảng 1000C tương ứng với khoảng 1800F.
  • D. Nhiệt độ của nước đá khi đóng băng là 00F

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373K
  • B. 10C tương ứng với 33,80F
  • C. Khoảng 1000C tương ứng với khoảng 1800F.
  • D. Nhiệt độ của nước đá khi đóng băng là 00F

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?

  • A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.
  • B. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.
  • C. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.
  • D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Kenvin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.

Câu 25: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Fahrenheit, kết quả đo nào sau đây đúng?

  • A. 37o
  • B. 66,6oF
  • C. 98,6oF
  • D. 310o

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo