Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?

1, Các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm sinh sản của loài tôm hùm.

2, Các nhà thiên văn học tìm hiểu vũ trụ.

3, Các nhà ngôn ngữ học tìm hiểu về phương thức giao tiếp mới.

4, Các nhà sinh vật học tìm hiểu lai tạo giống lúa mới.

  • A. 1, 2, 3
  • B. 2, 3, 4
  • C. 1, 3, 4
  • D. 1, 2, 4

Câu 2: Để đo thời gian người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Cân
  • B. Thước cuộn
  • C. Đồng hồ
  • D. Nhiệt kế

Câu 3: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài của một vật?

  • A. sợi dây.   
  • B. gang bàn tay.   
  • C. thước đo.          
  • D. bàn chân.

Câu 4: Trong thang nhiệt độ Kenvin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?

  • A. 273K
  • B. 0K
  • C. 00C
  • D. 320F

Câu 5: Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

  • A. Không có hình dạng và thể tích xác định.
  • B. Có hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  • D. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.

Câu 6: Đâu không phải là tính chất vật lý:

  • A. Tính dẫn điện
  • B. Nhiệt độ sôi
  • C. Khả năng cháy
  • D. Màu sắc

Câu 7: Đâu là tính chất của kim loại

  • A. đàn hồi, không dẫn điện/ nhiệt, dễ cháy
  • B. có ánh kim, dẫn điện/nhiệt tốt, có thể bị gỉ
  • C. trong suốt, dẫn nhiệt kém, dễ vỡ
  • D. Dẻo, nhẹ, không dẫn nhiệt, dẫn điện kém

Câu 8: Định nghĩa đúng về lương thực:

  • A. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất béo, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
  • B. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
  • C. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn vitamin, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
  • D. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.

Câu 9: Cơ quan là gì?

  • A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
  • B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
  • C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
  • D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 10: Vi khuẩn là:

  • A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
  • B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
  • C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
  • D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.

Câu 11: Hình ảnh dưới đây nói về nguyên sinh vật nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Trùng bệnh ngủ
  • B. Trùng biến hình
  • C. Trùng kiết lị
  • D. Trùng sốt rét

Câu 12: Cây nào dưới đây có rễ cọc?

  • A. Ngô
  • B. Mía
  • C. Bạch đàn
  • D. Sả

Câu 13: Cho các ngành động vật sau:

(1) Thân mềm                  (4) Lưỡng cư

(2) Bò sát                         (5) Chân khớp

(3) Ruột khoang               (6) Giun

Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?

  • A. (1), (2), (3), (4)                      
  • B. (1), (4), (5), (6) 
  • C. (2), (3), (5), (6)                     
  • D. (2), (3), (4), (6)

Câu 14: Động vật có xương sống bao gồm:

  • A. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
  • B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú
  • C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú
  • D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú

Câu 15: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực .............. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. nằm gần nhau
  • B. không có sự tiếp xúc
  • C. cách xa nhau
  • D. tiếp xúc

Câu 16: Lực ma sát là lực:

  • A. lực không tiếp xúc
  • B. lực tiếp xúc
  • C. lực đẩy
  • D. lực hút

Câu 17: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
  • B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
  • C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
  • D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?

  • A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  • B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
  • C. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định.
  • D. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.

Câu 19: Cho mẫu chất có đặc điểm sau: có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào?

  • A. Rắn.
  • B. Lỏng.
  • C. Khí.
  • D. Không xác định được.

Câu 20: Đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?

  • A. khối lượng xác định.
  • B. Có thể tích xác định.
  • C. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.
  • D. Dễ chảy

Câu 21: Đặc điểm cơ bản nào để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  • A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
  • B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
  • C. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo
  • D. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

Câu 22: Trong 4 đáp án sau đâu là chất?

  • A. cây mía
  • B. sucrose
  • C. con người
  • D. cây thốt nốt

Câu 23: Chất nào sau đây ở thể lỏng?

  • A. Đường
  • B. Muối ăn
  • C. Đá vôi
  • D. Thủy ngân

Câu 24: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?

  • A. Hoà tan xà phòng vào nước.
  • B. Cô cạn nước đường thành đường.
  • C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
  • D. Đun nóng nước đá ở thể rắn để chuyển sang nước đá ở thể lỏng.

Câu 25: Quá trình nào dưới đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A. Hòa tan muối vào nước
  • B. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen
  • C. Cô cạn nước muối thành đường
  • D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo