Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Theo em có những nhóm cảm xúc nào?
A. Tích cực, tiêu cực, phức tạp.
- B. Tích cực, tiêu cực.
- C. Tích cực, tiêu cực, cân bằng.
- D. Tích cực, tiêu cực, trung lập.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là các giai đoạn thể hiện cảm xúc?
A. Phản ứng vật lí.
- B. Tiếp nhận thông tin.
- C. Biểu hiện cảm xúc.
- D. Phản ứng sinh lí.
Câu 3: Những dấu hiệu về sự lớn lên về thể chất dễ thấy nhất là:
- A. Chiều cao, khuôn mặt.
B. Chiều cao, cân nặng.
- C. Cân nặng, tác phong.
- D. Tác phong, khuôn mặt.
Câu 4: Đâu là tính từ miêu tả sự thay đổi về dáng vẻ bên ngoài?
- A. Tỉ mỉ.
- B. Chăm chỉ.
- C. Khôn khéo.
D. Chững chạc.
Câu 5: N phát hiện hai người bạn thân đang nói những điều không hay về mình. N nên làm gì?
- A. Không bộc lộ cảm xúc và ngừng chơi với hai bạn.
- B. Bộc lộ sự tức giận với hai bạn.
C. Giữ bình tĩnh sau đó nói chuyện, trao đổi trực tiếp với hai bạn.
- D. Bày tỏ sự thất vọng và không chơi với hai bạn.
Câu 6: Theo em, trưởng thành là gì?
- A. không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong nhận thức và hành động.
- B. Không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong nhận thức, suy nghĩ.
- C. Không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong suy nghĩ và hành động.
D. Không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong nhận thức, suy nghĩ và hành động.
Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
- A. Cảm xúc là trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của con người, bao gồm tư duy và phản ứng cơ thể.
- B. Cảm xúc là trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của con người, bao gồm cảm nhận và phản ứng cơ thể.
- C. Cảm xúc là trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của con người, bao gồm cảm nhận, tư duy.
D. Cảm xúc là trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của con người, bao gồm cảm nhận, tư duy và phản ứng cơ thể.
Câu 8: Tình bạn là gì?
- A. Là mối quan hệ đem lại sự thân thiết, chia sẻ giữa hai người.
B. Là mối quan hệ được xây dựng bằng lòng tin, sự thấu hiểu, tình cảm trong sáng giữa hai hoặc nhiều người.
- C. Là mối quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
- D. Là mối quan hệ giữa hai bạn cùng giới.
Câu 9: Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?
- A. Tình bạn hạnh phúc.
- B. Tình bạn lợi ích.
C. Tình bạn lành mạnh.
- D. Tình bạn toan tính.
Câu 10: T là bạn thân của H. Dạo gần đây T thường xuyên nhờ H chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là H, em sẽ làm gì?
- A. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn T.
- B. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp T.
- C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà.
D. Tìm hiểu lí do tại sao T lại nhờ vả mình. Nếu T gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết.
Câu 11: Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng: mang ý nghĩa gì?
A. Cần lựa chọn bạn tốt để chơi cùng.
- B. Không nên chơi với bất kì ai..
- C. Chỉ nên chơi với người quen biết
- D. Nên chơi với tất cả mọi người.
Câu 12: Theo em, đâu là vấn đề nảy sinh trong quan hệ thầy trò?
- A. Học sinh lễ phép, vâng lời thầy cô.
- B. Thầy cô tuyên dương học sinh có thành tích tốt.
- C. Học sinh hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao phó.
D. Học sinh có thái độ hoặc lời nói vô tâm khiến thầy cô buồn lòng.
Câu 13: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về chủ đề thầy trò?
- A. Trăm hay không bằng một thấy.
- B. Ăn có nơi, làm có chỗ.
- C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Không thầy đố mày làm nên.
Câu 14: Ý kiến nào sau đây không phải cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò?
A. Giữ quan điểm của mình.
- B. Lắng nghe thầy cô phân tích.
- C. Viết thư cho thầy cô.
- D. Chia sẻ suy nghĩ của mình.
Câu 15: Khi thầy cô trách phạt nhưng em cho là mình bị hiểu nhầm, em sẽ ứng xử như thế nào?
- A. Trực tiếp phản bác lại thầy cô.
- B. Thầy cô nói xong lập tức chạy ra khỏi lớp.
- C. Im lặng không nói gì.
D.Chờ thầy cô nói xong, đứng lên xin phép được trình bày rõ để thầy cô hiểu.
Câu 16: Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc giữ gìn tình thầy trò?
- A. Làm chủ được cảm xúc, hành động khi có hiểu lầm.
- B. Chủ động giải thích, trình bày suy nghĩ một cách lễ phép.
- C. Quan tâm đến cảm xúc của thầy cô.
D. Ngại ngùng khi phải tiếp xúc và trò chuyện với thầy cô.
Câu 17: Để kinh doanh có tỉ lệ thành công cao, người kinh doanh nên chú trọng vào điều gì?
- A. Kế hoạch tiếp thị và đối tượng sử dụng sản phẩm.
- B. Sự bắt mắt và mới mẻ của sản phẩm đối với thị trường, hình thức bán hàng.
C. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm, doanh thu sau khi không tính vốn.
- D. Vốn kinh doanh và doanh thu bán hàng dự kiến.
Câu 18: Chi tiêu là gì?
- A. Là khoản chi phí phát sinh của một cá nhân, tập thể nhằm mục đích phục vụ nhu cầu hàng ngày về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
B. Là khoản chi phí phát sinh của một cá nhân, tập thể nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày từ tinh thần cho đến vật chất.
- C. Là khoản chi phí phát sinh của một cá nhân nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày về vật chất
- D. Là khoản chi phí phát sinh của một tập thể nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày từ tinh thần cho đến vật chất.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là cách thực hiện chi tiêu hợp lí?
A. Mua sắm đồ dùng theo trào lưu.
- B. Hạn chế mua theo quảng cáo, tiếp thị.
- C. Chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết.
- D. Kiểm soát các khoản chi nhỏ hơn nguồn thu.
Câu 20: Ý kiến nào sau đây không phải là việc cần làm khi mới bắt đầu kinh doanh?
A. Chiến lược đổi mới sản phẩm.
- B. Lên ý tưởng về mặt hàng kinh doanh.
- C. Phán đoán khả năng thành công.
- D. Kế hoạch cụ thể kinh doanh.
Câu 21: Theo em trách nhiệm là gì?
- A. Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
B. Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình
- C. Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm.
- D. Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
Câu 22: Đâu không phải mối quan hệ trong gia đình?
- A. Chị em ruột.
- B. Bố mẹ.
- C. Ông bà.
D. Chị em họ.
Câu 23: Biểu hiện của một gia đình tràn đầy tình yêu thương là?
- A. Gia đình thiếu sự gắn kết.
- B. Bố mẹ không quan tâm đến con cái.
- C. Con cái cãi và không nghe lời bố mẹ.
D. Con cái sản sẻ, giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ trong gia đình.
Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phải việc làm thể hiện trách nhiệm với gia đình?
- A. Quan tâm, chăm sóc người thân khi bị ốm. .
- B. Tự giác giúp đỡ người lớn tuổi và trẻ nhỏ trong nhà.
C. Chỉ tự giác hoàn thành công việc của bản thân.
- D. Tham gia nhiệt tình các hoạt động chung của gia đình.
Câu 25: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt hình thái, tính cách. Những yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
- B. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt hình thái. Yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
C. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt đặc điểm, hình thái. Những yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
- D. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt đặc điểm, hình thái, tính cách. Những yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
Bình luận