Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lan được các bạn trong lớp rủ tham gia sinh hoạt hè của phường nhưng mẹ Lan vừa phải bán hàng vừa phải trông em, bố Lan đi làm muộn mới về. Lan đã không tham gia cùng các bạn và về nhà phụ giúp mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- A. Lan không thể hiện sự quan tâm tới mẹ.
- B. Lan làm mất tình cảm bạn bè.
C. Lan là người con có trách nhiệm.
- D. Lan đã không hiểu sự quan tâm của bạn.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không hành động, lời nói thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình?
A. Để người thân tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- B. Chủ động tâm sự với người thân khi họ có các vấn đề về tinh thần.
- C. Hỏi thăm đến tình trạng sức khỏe hàng ngày của người thân.
- D. Quan tâm đến vấn đề tâm lí của người thân hàng ngày.
Câu 3: M được bố mua cho bộ quần áo rất đẹp nhưng không may em M làm rách mất. M nên làm gì?
- A. Lập tức mắng em và nói cho bố mẹ biết.
- B. Giữ sự bực tức trong lòng và nói cho bố mẹ.
- C. Bộc lộ trực tiếp sự tức giận và mắng em.
D. Giữ thái độ bình tĩnh, bày tỏ thái độ không hài lòng và nhắc nhở em.
Câu 4: Gia đình là gì?
- A. Tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
B. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
- C. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau
- D. Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
Câu 5: Từ đồng nghĩa với đầm ấm là?
- A. Sum họp.
- B. Ấm nóng.
C. Ấm áp.
- D. Sum vầy.
Câu 6: Các hoạt động gia đình vui vẻ, đầm ấn có tác dụng gì?
A. Gắn chặt tình cảm và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
- B. Tạo không khí chan hòa cho các thành viên trong gia đình cùng nhau giải trí.
- C. Các thành viên trong gia đình nhận thức rõ được vị trí, vai trò của bản thân.
- D. Các mối quan hệ trong gia đình được mở rộng ra bên ngoài.
Câu 7: Để tìm ý tưởng kinh doanh việc đầu tiên cần làm là?
- A. Xác định nhu cầu thị trường.
- B. Tìm kiếm nguồn vốn.
- C. Tìm phương thức bán hàng.
D. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh.
Câu 8: Đâu là điều cần lưu ý khi ghi chép chi tiêu trong gia đình?
- A. Ghi chép tùy thích vào sổ tay.
- B. Ghi chép vào các mảnh giấy nhỏ để dễ theo dõi.
- C. Ghi chép theo quý.
D. Ghi chép đúng, đầy đủ, thường xuyên.
Câu 9: Theo em kinh doanh là gì?
- A. Là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
- B. Là các hoạt động mua bán, sản xuất, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
- C. Là các hoạt động mua bán, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
D. Là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
Câu 10: Để quản lí chi tiêu, các mục trong bảng kế hoạch cần có những mục nào?
A. Dự kiến chi tiêu, chi phí phát sinh, tổng chi.
- B. Dự kiến chi tiêu, chi phí phát sinh.
- C. Dự kiến chi tiêu, tổng chi.
- D. Chi phí phát sinh, tổng chi.
Câu 11: Câu tục ngữ “Thắt lưng buộc bụng” mang ý nghĩa gì?
A. Tiết kiệm trong tiêu dùng.
- B. Khó khăn về tài chính.
- C. Phát triển vượt bậc về tài chính.
- D. Thời điểm thách thức trong kinh doanh.
Câu 12: Theo em, kế hoạch là gì?
- A. Là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã đặt ra trong tương lai xa.
- B. Là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo sở thích nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước.
- C. Là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước.
D. Là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước.
Câu 13: Tôn sư trọng đạo thể hiện điều gì?
- A. Tôn vinh đạo lí làm người lương thiện.
B. Kính trọng, biết ơn đối với người thầy.
- C. Ngợi ca công lao của bậc sinh thành.
- D. Răn dạy con người trở thành người con có hiểu.
Câu 14: Học sinh có thể tham gia hoạt động nào để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo?
- A. Động viên người thân tham gia các hoạt động xã hội.
- B. Quyên góp quần áo cho trẻ em khó khăn.
- C. Làm thiện nguyện trên các điểm trường vùng cao.
D. Làm báo tường chào mừng ngày kỉ niệm 20/11.
Câu 15: Đâu là cách để phát triển mối quan hệ với thầy cô?
- A. Cùng bạn thực hiện nhiệm vụ chung được giao.
- B. Khuyến khích các bạn tham gia các hoạt động tập thể lớp.
- C. Gần gũi, chia sẻ với bạn bè khó khăn trong học tập.
D. Kính trọng, lễ phép.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung có trong kế hoạch tổ chức hoạt động làm sản phẩm tri ân thầy cô chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?
- A. Đối tượng tham gia.
- B. Ban tổ chức.
C. Địa điểm tổ chức.
- D. Thời gian tổ chức.
Câu 17: Theo em, từ trái nghĩa với ưu điểm là gì?
- A. Điểm ưu thế.
- B. Điểm có lợi.
- C. Điểm tốt.
D. Nhược điểm.
Câu 18: Đâu ý nghĩa của tình bạn đẹp?
A. Giúp con người tự tin trong cuộc sống.
- B. Khiến con người dần chiếm được thiện cảm của mọi người
- C. Tạo động lực cho con người giải quyết các vấn đề gia đình.
- D. Tạo được niềm tin đối với người thân.
Câu 19: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề trong mối quan hệ bạn bè?
A. Tính cách trầm tư, nhút nhát.
- B. Tính cách cá tính.
- C. Phớt lờ cảm xúc của bạn.
- D. Thu mình, ít khi tâm sự, chia sẻ.
Câu 20: Đâu là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè?
- A. Động viên bạn.
- B. Quan tâm bạn.
- C. Chia sẻ, giúp đỡ nhau.
D. Nóng nảy, hay tự ái.
Câu 21: Cách nào sau đây để cân bằng cảm xúc?
- A. Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm nhận.
- B. Giữ im lặng, để tránh bộc lộ cảm xúc.
- C. Sống khép kín, hạn chế chia sẻ tâm trạng.
D. Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh
Câu 22: Cảm xúc được thể hiên qua điều gì?
- A. Biểu cảm, hành động.
- B. Lời nói, hành động. .
- C. Biểu cảm, lời nói.
D. Biểu cảm, lời nói, hành động.
Câu 23: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách cân bằng cảm xúc?
A. Giữ im lặng, không bộc lộ hay chia sẻ với bất kì ai.
- B. Điều chỉnh suy nghĩ tích cực.
- C. Tâm sự với người đáng tin cậy.
- D. Viết nhật kí.
Câu 24: Vai trò của thể hiện sự quan tâm, chăm sóc gia đình là?
- A. Được nhiều người ngưỡng mộ.
- B. Được mọi người tín nhiệm.
- C. Nâng cao giá trị bản thân.
D. Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.
Câu 25: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
- A. Ưu điểm là những đặc điểm tích cực, những lợi ích mà một người hoặc một vật, một sự việc mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
- B. Ưu điểm là những đặc điểm tích cực, những lợi ích mà một vật phẩm mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
- C. Ưu điểm là những đặc điểm tích cực, những lợi ích mà một người mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
D. Ưu điểm là những đặc điểm tích cực, những lợi ích mà một người hoặc một vật phẩm mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
Bình luận