Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối Chủ đề 7: Tham gia hoạt động xã hội

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối  Chủ đề 7: Tham gia hoạt động xã hội - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là một lễ hội truyền thống của Việt Nam?

  • A. Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 
  • B. Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương. 
  • C. Ngày Quốc khánh 2/9.
  • D. Ngày sách Việt Nam.

Câu 2: Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở miền sông nước?

  • A. Hội Lim.
  • B. Lễ hội chùa Hương.
  • C. Lễ hội Nghinh Ông.
  • D. Lễ hội Lồng Tồng.

Câu 3: Lễ hội nào dưới đây được diễn ra ở khu vực đồng bằng?

  • A. Lễ hội hoa ban.
  • B. Lễ khai ấn đền Trần. 
  • C. Lễ hội Hết Chá. 
  • D. Lễ hội cầu mưa. 

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về trang phục trong lễ hội?

  • A. Trang phục lễ hội có phần rực rỡ, được thiết kế cầu kỳ, không có tính ứng dụng cao. 
  • B. Trang phục lễ hội được thiết kế theo một khuôn mẫu nhất định, phục vụ cho các sự kiện lễ hội riêng trong năm. 
  • C. Trang phục được sáng tạo dựa trên trang phục dân tộc được sử dụng từ xa xưa để thêm phần rực rỡ, sang trọng. 
  • D. Trang phục lễ hội mang tính riêng biệt, độc đáo, mang sắc thái riêng của từng lễ hội, từng vùng miền. 

Câu 5: Trang phục của người dân Tây Nguyên khi tham gia các lễ hội?

  • A. Nam mặc những bộ vest thanh lịch, nữ mặc váy xòe nhiều màu. 
  • B. Nam mặc áo the, khăn xếp, nữ mặc áo tứ thân, mang nói quai thao.
  • C. Nam và nữ đều mặc những bộ áo dài với màu sắc rực rỡ, họa tiết cây cỏ, hoa lá.
  • D. Trang phục được trang trí bằng các họa tiết thổ cẩm nhiều màu sắc. Nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.

Câu 6: Đâu là hoạt động kết nối xã hội của trường học?

  • A. Lễ khai giảng. 
  • B. Lễ chào cờ.
  • C. Lễ bổ nhiệm. 
  • D. Phong trào “Nuôi heo đất”. 

Câu 7: Đâu là hoạt động kết nối xã hội của trường học?

  • A. Hoạt động ngoài giờ.
  • B. Cuộc thi Rung chuông vàng.
  • C. Hội khỏe Phù Đổng. 
  • D. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. 

Câu 8: Theo em mối quan hệ là gì?

  • A. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
  • B. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (nhóm đối tượng có liên quan với nhau. 
  • C. Sự tác động qua lại giữa hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng có liên quan với nhau.
  • D. Sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. 

Câu 9: Trang phục trong lễ hội ở các vùng miền thể hiện? 

  • A. Mức độ phát triển kinh tế của vùng. 
  • B. Tín ngưỡng tôn giáo của từng vùng miền. 
  • C. Trình độ văn hóa của người dân.
  • D. Nét văn hóa đặc trưng của mỗi cộng đồng dân tộc.

Câu 10: Hội Lim là lễ hội truyền thống của địa phương nào?

  • A. Bắc Ninh. 
  • B. Bắc Giang.
  • C. Hà Nội.
  • D. Thanh Hóa. 

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải hoạt động kết nối xã hội của trường học? 

  • A. Phong trào hướng về biển đảo.  
  • B. Chiến dịch ủng hộ đồng bào lũ lụt.  
  • C. Phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. 
  • D. Thăm nom thương bệnh binh. 

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lí do tham gia hoạt động xã hội?

  • A. Là cách sử dụng thời gian rảnh một cách hiệu quả.
  • B. Là một hành động đẹp từ tấm lòng. 
  • C. Là hành động thể hiện tình yêu thương.
  • D. Là một hành động đẹp từ tấm lòng. 

Câu 13: Ý kiến nào sau đây không phải là tên một lễ hội theo vùng ở nước ta?

  • A. Lễ hội tắm nước sông Hằng. 
  • B. Lễ hội Ka-tê. 
  • C. Lễ hội Buôn Đôn. 
  • D. Lễ hội đền Hai Bà Trưng. 

Câu 14: Nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn trong việc vận động người dân địa phương cùng tham gia hoạt động xã hội?

  • A. Nhiều người không có thời gian tham gia hoạt động cộng đồng.
  • B. Hầu hết mọi người thờ ơ với các hoạt động cộng đồng.
  • C. Nhiều người chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng. 
  • D. Hầu hết mọi người không được chào đón khi tham gia hoạt động cộng đồng.

Câu 15: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào??

  • A. Hà là người không biết nghĩ. 
  • B. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm.
  • C. Hà là người vô tâm. 
  • D. Hà nghĩ cho lợi ích sức khỏe của bản thân. 

Câu 16:  Loại cờ nào thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống ở Việt Nam?

  • A. Cờ ngũ sắc. 
  • B. Quốc kỳ. 
  • C. Cờ vua.   
  • D. Không sử dụng cờ. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác