Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối Chủ đề 4: Quản lí chi tiêu và lập kế hoạch kinh doanh

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 kết nối  Chủ đề 4: Quản lí chi tiêu và lập kế hoạch kinh doanh - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chi tiêu là gì?

  • A. Là khoản chi phí phát sinh của một cá nhân, tập thể nhằm mục đích phục vụ nhu cầu hàng ngày về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. 
  • B. Là khoản chi phí phát sinh của một cá nhân, tập thể nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày từ tinh thần cho đến vật chất. 
  • C. Là khoản chi phí phát sinh của một cá nhân nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày về vật chất
  • D. Là khoản chi phí phát sinh của một tập thể nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày từ tinh thần cho đến vật chất.

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng

  • A. Quản lí chi tiêu là việc lập ra một kế hoạch tài chính nhằm theo dõi, đánh giá, trạng thái tài chính.
  • B. Quản lí chi tiêu là việc lập ra một kế hoạch tài chính nhằm theo dõi, điều chỉnh trạng thái tài chính.
  • C. Quản lí chi tiêu là việc lập ra một kế hoạch tài chính nhằm theo dõi, đánh giá, điều chỉnh trạng thái tài chính. 
  • D. Quản lí chi tiêu là việc lập ra một kế hoạch tài chính nhằm đánh giá, điều chỉnh trạng thái tài chính.

Câu 3: Lợi ích của việc quản lí chi tiêu là gì?

  • A. Tạo một nguồn thông tin về thu nhập cá nhân.
  • B. Nắm rõ cách thu chi của bản thân. 
  • C. Hỗ trợ việc mua sắm, trang bị đồ dùng cho bản thân. 
  • D. Giúp đầu tư một khoản ổn định. 

Câu 4: Đâu là điều cần lưu ý khi ghi chép chi tiêu trong gia đình?

  • A. Ghi chép tùy thích vào sổ tay. 
  • B. Ghi chép vào các mảnh giấy nhỏ để dễ theo dõi. 
  • C. Ghi chép theo quý. 
  • D. Ghi chép đúng, đầy đủ, thường xuyên. 

Câu 5: Theo em kinh doanh là gì?

  • A. Là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
  • B. Là các hoạt động mua bán, sản xuất, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
  • C. Là các hoạt động mua bán, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.
  • D. Là các hoạt động mua bán, sản xuất, cung ứng, đầu tư hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích là tạo ra lợi nhuận và phụng sự xã hội.

Câu 6: Theo em, kế hoạch là gì?

  • A. Là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã đặt ra trong tương lai xa. 
  • B. Là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo sở thích nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước.
  • C. Là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước.
  • D. Là một tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra, ý định đã trù liệu trước.

Câu 7: Để tìm ý tưởng kinh doanh việc đầu tiên cần làm là?

  • A. Xác định nhu cầu thị trường.
  • B. Tìm kiếm nguồn vốn.
  • C. Tìm phương thức bán hàng. 
  • D. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh. 

Câu 8: Vai trò của của bản kế hoạch kinh doanh?

  • A. Thể hiện các bước cần thực hiện khi kinh doanh.
  • B. Cải thiện chi phí khi kinh doanh.
  • C. Giúp cho người kinh doanh năm bắt được cơ hội bán hàng.
  • D. Vạch ra rõ các yếu tố cần thiết khi bắt đầu kinh doanh. 

Câu 9: Mô hình kinh doanh phổ biến và tiện lợi hiện nay là? 

  • A. Kinh doanh thương mại. 
  • B. Kinh doanh đại lí. 
  • C. Kinh doanh bán lẻ.
  • D. Kinh doanh trực tuyến. 

Câu 10: Để quản lí chi tiêu, các mục trong bảng kế hoạch cần có những mục nào?

  • A. Dự kiến chi tiêu, chi phí phát sinh, tổng chi.
  • B. Dự kiến chi tiêu, chi phí phát sinh.
  • C. Dự kiến chi tiêu, tổng chi.
  • D. Chi phí phát sinh, tổng chi. 

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa của việc lên kế hoạch quản lý chi tiêu?

  • A. Giúp mọi người an tâm vì mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát. 
  • B. Dễ dàng cho việc quản lý tiền bạc và kiểm soát các khoản chi tiêu. 
  • C. Gò bó về mặt tài chính khi thực hiện việc chi tiêu.  
  • D. Tăng cao khả năng thực hiện được những mục tiêu tài chính trong tương lai.  

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là cách thực hiện chi tiêu hợp lí?

  • A. Mua sắm đồ dùng theo trào lưu. 
  • B. Hạn chế mua theo quảng cáo, tiếp thị. 
  • C. Chỉ mua những đồ dùng thực sự cần thiết. 
  • D. Kiểm soát các khoản chi nhỏ hơn nguồn thu. 

Câu 13: Ý kiến nào sau đây không phải là việc cần làm khi mới bắt đầu kinh doanh?

  • A. Chiến lược đổi mới sản phẩm. 
  • B. Lên ý tưởng về mặt hàng kinh doanh. 
  • C. Phán đoán khả năng thành công. 
  • D. Kế hoạch cụ thể kinh doanh. 

Câu 14: Để kinh doanh có tỉ lệ thành công cao, người kinh doanh nên chú trọng vào điều gì?

  • A. Kế hoạch tiếp thị và đối tượng sử dụng sản phẩm.
  • B. Sự bắt mắt và mới mẻ của sản phẩm đối với thị trường, hình thức bán hàng.
  • C. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm, doanh thu sau khi không tính vốn. 
  • D. Vốn kinh doanh và doanh thu bán hàng dự kiến.

Câu 15: Mẹ đi vắng một tuần, em được giao cho một số tiền để chi tiêu cho các bữa ăn hàng ngày. Em sẽ làm gì để chi tiêu số tiền đó hợp lí?

  • A. Thực hiện chi tiêu tiết kiệm hết mức có thể. 
  • B. Mua các mặt hàng theo từng ngày cho đến khi hết số tiền đó. 
  • C. Nhờ người thân khác đi mua đồ giúp em.
  • D. Lên danh sách bữa ăn và các đồ dùng, thực phẩm cần thiết để không vượt quá số tiền.

Câu 16:  Câu tục ngữ “Thắt lưng buộc bụng” mang ý nghĩa gì?

  • A. Tiết kiệm trong tiêu dùng. 
  • B. Khó khăn về tài chính.
  • C. Phát triển vượt bậc về tài chính.  
  • D. Thời điểm thách thức trong kinh doanh. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác