Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 bản 2 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 bản 2 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn?

  • A. Chen lấn
  • B. Hô hoán mọi người
  • C. Gọi 114
  • D. Thoát hiểm từ lối thoát hiểm

Câu 2: Đâu không phải là đức tính em cần rèn luyện để phát triển bản thân, thích ứng với môi trường học tập mới?

  • A. Thờ ờ
  • B. Chia sẻ
  • C. Tự tin
  • D. Hòa đồng

Câu 3: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Vứt rác bừa bãi ngoài đường
  • B. Ngắt hoa, bẻ cành ở nơi công cộng
  • C. Bảo vệ động vật hoang dã
  • D. Săn bắt những động vật ở trong sách đỏ

Câu 4: Việc nào sau đây không nên làm khi gặp hỏa hoạn?

  • A. Không chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn.
  • B. Dùng khăn thấm nước che mũi, miệng.
  • C. Sử dụng thang máy.
  • D. Thoát bằng cầu thang bộ.

Câu 5: Câu ca dao nào không nói về sự tự tin?

  • A. Trời sinh voi trời sinh cỏ.
  • B. Thua keo này ta bày keo khác.
  • C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
  • D. Thất bại là mẹ thành công.

Câu 6: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
  • B. Buôn bán động vật hoang dã.
  • C. Vứt ra trên sông, suối.
  • D. Chặt phá rừng.

Câu 7: Theo em, đâu được coi là nghề nghiệp không thể thiếu trong xã hội, để đào tạo, dạy dỗ, trao truyền những kiến thức và bài học quý giá?

  • A. Tiếp viên hàng không.
  • C. Bác sĩ.
  • B. Công an.
  • D. Giáo viên.

Câu 8: rong nhà thường dùng bếp dầu để đun nấu. Khi xảy cháy, bếp dầu do chế dầu lúc đun nấu, phạm vi cháy mới chỉ xung quanh bếp dầu, tại chỗ không có bình chữa cháy, chỉ có: nước, cát, chăn (mền). Các em phải làm thế nào?

  • A. Lấy chăn (mền) nhúng nước trùm lên.
  • B. Xối nước.
  • C. Tạt cát.
  • D. Không làm gì cả.

Câu 9: Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy là của ai?

  • A. Học sinh, sinh viên.
  • B. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
  • C. Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.
  • D. Mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Câu 10: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ:

  • A. Nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
  • B. Có cuộc sống nghèo nàn, túng thiếu.
  • C. Trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
  • D. Luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Câu 11: Các hành vi nào sau đây bị cấm sử dụng trên không gian mạng? 

  • A. Không đưa thông tin bí mật của người khác như bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
  • B. Không xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như thông tin sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa.
  • C. Làm nhục, vu khống như xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác. 
  • D. Không tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định pháp luật.

Câu 12: Ước mơ là gì?

  • A. Là những điều thiếu vắng.
  • B. Là điều khao khát thực hiện được trong một khoảng thời gian.
  • C. Là lộ trình con người đặt ra để thực hiện được trong thời gian ngắn hoặc thời gian dài.
  • D. Là những khao khát, mong muốn hoặc mục tiêu nào đó mà con người hy vọng sẽ làm được.

Câu 13: Câu thơ dưới đây nói về địa danh nào?

“Nơi nào trắng rợp hoa lau

Xưa Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu phất cờ?”

  • A. Núi Mã Yên.
  • C. Núi Sơn Trà.
  • B. Núi Bà Đen.
  • D. Núi Ngũ Hành Sơn.

Câu 14: Để góp phần bảo vệ môi trường, học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây?

  • A. Xả nhiều nước để tắm cho thỏa thích.
  • B. Không tắt đèn điện khi ra khỏi nhà.
  • C. Hạn chế sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa,…
  • D. Bật điều hòa rồi bỏ ra ngoài đi chơi.

Câu 15: Đâu là điều không an toàn khi em giao tiếp trên mạng?

  • A. Làm quen được nhiều bạn mới.
  • B. Tiếp xúc với thông tin xấu, độc hại.
  • C. Trau dồi cách nói và cách viết.
  • D. Học được nhiều kiến thức bổ ích.

Câu 16: Đâu là cách để phòng chống hỏa hoạn?

  • A. Tắt nguồn điện khi không sử dụng.
  • B. Đốt lá khi trời hanh khô và gần rừng.
  • C. Sạc xe điện qua đêm.
  • D. Không khóa bếp gas sau khi sử dụng.

Câu 17: Ở đâu có cảnh quan thiên nhiên đẹp sẽ:

  • A. Tốn chi phí tu sửa.
  • B. Thu hút khách du lịch.
  • C. Làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
  • D. Làm cho nơi đó ô nhiễm môi trường.

Câu 18:  Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?

  • A. Năng lượng từ than.
  • B. Năng lượng từ thủy điện.
  • C. Năng lượng từ gió.
  • D. Năng lượng từ dầu mỏ.

Câu 19: Đâu không phải là cách để phòng chống hỏa hoạn?

  • A. Khóa kĩ bếp gas khi không sử dụng.
  • B. Không đốt lá khi trời hanh khô và gần rừng.
  • C. Sạc xe điện qua đêm.
  • D. Tắt nguồn điện sau khi sử dụng.

Câu 20: Em sẽ làm gì khi bị kẹt trong đám cháy?

  • A. Chui vào gầm bàn.
  • B. Hoảng loạn tìm chỗ thoát hiểm.
  • C. Dùng khăn khô che mũi.
  • D. Đi khom lưng hoặc bò sát nhà.

Câu 21: Ý nào dưới đây nói không đúng về hỏa hoạn?

  • A. Là hiểm họa do lửa gây ra.
  • B. Đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống con người.
  • C. Ảnh hưởng tới môi trường nước.
  • D. Gây thiệt hại về tài sản.

Câu 22: Đâu không phải là đức tính liên quan đến giao tiếp, ứng xử?

  • A. Tôn trọng.
  • C. Hợp tác, chia sẻ.
  • B. Lắng nghe.
  • D. Chăm chỉ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác