Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời bản 2 chủ đề 8: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và môi trường

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 8: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và môi trường có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày Môi trường Thế giới là ngày nào?

  • A. Ngày 4 tháng 6 hằng năm.
  • B. Ngày 5 tháng 6 hằng năm.
  • C. Ngày 6 tháng 6 hằng năm.
  • D. Ngày 7 tháng 6 hằng năm.

Câu 2: Hành động nào sau đây không góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Buôn bán động vật hoang dã.
  • B. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
  • C. Tham gia trồng cây, gây rừng.
  • D. Thu gom rác trên bãi biển.

Câu 3: Hành động nào sau đây góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

  • A. Không vứt rác bừa bãi ở bãi biển.
  • B. Buôn bán động vật hoang dã.
  • C. Vứt ra trên sông, suối.
  • D. Chặt phá rừng.

Câu 4: Đâu không phải biện pháp bảo tồn cảnh quan biển?

  • A. Không đánh bắt hải sản trái phép.
  • B. Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển.
  • C. Vứt rác bừa bãi ra biển.
  • D. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ biển.

Câu 5: Đỉnh núi nào cao nhất Việt Nam?

  • A. Đỉnh Phan-xi-păng.
  • B. Đỉnh Tây Côn Lĩnh.
  • C. Đỉnh Ngọc Linh.
  • D. Đỉnh Ba Vì.

Câu 6: Vườn quốc gia Tràm Chim ở tỉnh nào?

  • A. Bình Thuận.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đồng Tháp.

Câu 7: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh nào của nước ta?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Thanh Hóa.
  • D. Ninh Bình.

Câu 8: Bảo vệ môi trường được hiểu là:

  • A. Tránh tác động vào môi trường để khỏi gây ra những tổn thất.
  • B. Làm giảm đến mức cao nhất tác động có hại của con người lên môi trường.
  • C. Biến đổi môi trường theo cách có lợi nhất cho con người.
  • D. Tuân thủ quy luật phát triển của tự nhiên một cách tuyệt đối.

Câu 9: Biện pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là:

  • A. Thu gom rác ở bãi biển hoặc cảnh quan của địa phương.
  • B. Săn bắt động vật quý hiếm.
  • C. Xả rác bừa bãi.
  • D. Sử dụng túi nilong một lần.

Câu 10: Ở đâu có cảnh quan thiên nhiên đẹp sẽ:

  • A. Tốn chi phí tu sửa.
  • B. Thu hút khách du lịch.
  • C. Làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
  • D. Làm cho nơi đó ô nhiễm môi trường.

Câu 11: Để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần thực hiện biện pháp nào sau đây?

  • A. Tăng cường sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa,… thay cho các loại túi giấy.
  • B. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
  • C. Xả rác thải sinh hoạt, nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.
  • D. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

Câu 12: Câu thành ngữ nào dưới đây nói lên sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam?

  • A. Chọn mặt gửi vàng.
  • B. Rừng vàng, biển bạc.
  • C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
  • D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 13: Loại túi đi chợ nào dưới đây thân thiện với môi trường hơn?

  • A. Túi nilong.
  • B. Túi giấy dùng một lần.
  • C. Túi vải dùng nhiều lần.
  • D. Không có loại túi nào trong các loại trên.

Câu 14: Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?

  • A. Năng lượng từ than.
  • B. Năng lượng từ thủy điện.
  • C. Năng lượng từ gió.
  • D. Năng lượng từ dầu mỏ.

Câu 15: Để góp phần bảo vệ môi trường, học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây?

  • A. Xả nhiều nước để tắm cho thỏa thích.
  • B. Không tắt đèn điện khi ra khỏi nhà.
  • C. Hạn chế sử dụng túi ni-lông, đồ nhựa,…
  • D. Bật điều hòa rồi bỏ ra ngoài đi chơi.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác