Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 bản 2 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 bản 2 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vai trò của cảnh quan thiên nhiên đẹp là:
A. Thu hút khách du lịch
- B. Gây ô nhiễm môi trường
- C. Chỉ để đẹp
- D. Tốn chi phí bảo vệ và tu sửa
Câu 2: Đâu không phải là ước mơ chân chính?
A. Trở thành tên trộm để trở nên giàu có
- B. Luôn phát triển để hoàn thiện bản thân
- C. Lập kế hoạch để đạt được mục tiêu
- D. Tăng cường sự hợp tác của bản thân
Câu 3: Việc làm nào sau đây nên làm khi gặp hỏa hoạn?
- A. Chen lấn, xô đẩy
- B. Đi thang máy
C. Dùng khăn ướt che mũi, miệng
- D. Ngồi im đợi người đến cứu
Câu 4: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi cho lực lượng nào?
A. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho số 113.
- B. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho số 114.
- C. Không làm gì cả.
- D. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho bạn.
Câu 5: Khi một người bạn của em gửi cho em một bức ảnh trêu bạn khác trong lớp một cách độc ác, em sẽ làm gì là phương án tốt nhất?
- A. Chia sẻ bức ảnh đó với cả lớp để mọi người cùng biết.
- B. Chia sẻ công khai trên trang cá nhân để tất cả bạn bè em cùng biết.
- C. Lưu giữ bức ảnh lại để trêu đùa bạn trong ảnh.
D. Xóa bức ảnh đi, cảnh báo người gửi đồng thời nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ hoặc người giám hộ.
Câu 6: Loại túi đi chợ nào dưới đây thân thiện với môi trường hơn?
- A. Túi nilong.
- B. Túi giấy dùng một lần.
C. Túi vải dùng nhiều lần.
- D. Không có loại túi nào trong các loại trên.
Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về ước mơ?
- A. Chân cứng đá mềm.
- B. Ăn khoai nhớ kẻ trồng cây.
C. Cầu được ước thấy.
- D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
Câu 8: Đâu là ý nghĩa của lễ tri ân?
A. Là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với ông bà, thầy cô, bạn bè,…
- B. Là dịp để học sinh phát triển tư duy sáng tạo.
- C. Là dịp để học sinh thể hiện tài năng hội họa.
- D. Là dịp để học sinh nhận bằng khen, giấy khen.
Câu 9: Ý nào sau đây không phải là cách thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn?
A. Chen lấn, xô đẩy.
- B. Thông báo cho mọi người.
- C. Gọi 114.
- D. Thoát bằng cầu thang bộ.
Câu 10: Là học sinh, em cần:
- A. Học thật giỏi, còn những việc khác không quan tâm.
B. Rèn luyện bản thân, thể dục nâng cao sức khỏe, trau dồi kiến thức .
- C. Không tự tin đối diện trước mọi vấn đề trong cuộc sống.
- D. Không cần phải thực hiện đúng kế hoạch của bản thân.
Câu 11: Đâu không phải những điểm khác biệt của học sinh lớp 5?
- A. Lớp lớn nhất cấp Tiểu học.
B. Dự tuyển vào tiền tiểu học.
- C. Hoàn thành chương trình cấp Tiểu học.
- D. Chuẩn bị vào trường trung học cơ sở.
Câu 12: Cháy nổ nguy hiểm đến những ai?
- A. Người già và trẻ em.
- B. Người lớn.
- C. Lực lượng phòng cháy chữa cháy.
D. Tất cả mọi người.
Câu 13: Theo em, đâu là nghề thường phải đi công tác xa?
A. Hướng dẫn viên du lịch.
- B. Giáo viên.
- C. Nhân viên bán hàng.
- D. Nhân viên văn phòng.
Câu 14: Khi bản thân chán nản, muốn từ bỏ ước mơ em nên làm gì?
- A. Từ bỏ ước mơ của bản thân.
- B. Suy nghĩ lại vì sao mình lại chọn ước mơ đó.
- C. Nhờ sự động viên của người thân.
D. Giữ bình tĩnh, suy nghĩ lại những điều em đã làm để cố gắng thực hiện ước mơ.
Câu 15: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không phải là ví dụ cho ước mơ đẹp?
- A. Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc của cô bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
- B. Ước mơ được đi học, được biết chữ của cậu bé Rê-mi trong truyện Không gia đình của Ma-lô.
C. Ước mơ có thật nhiều vàng bạc châu báu trong truyện cổ tích Cây khế.
- D. Ước mơ chinh phục thiên nhiên của các bạn nhỏ trong Ở vương quốc Tương Lai của Mát-téc-lích.
Câu 16: Hỏa hoạn gây ra hậu quả như thế nào?
- A. Gây ra hiện tượng băng tan.
- B. Gây ra hiệu ứng nhà kính.
- C. Gây ô nhiễm tiếng ồn.
D. Gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người.
Câu 17: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
- A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin.
- B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
- C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình.
D. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình.
Câu 18: Đâu không phải biện pháp bảo tồn cảnh quan biển?
- A. Không đánh bắt hải sản trái phép.
- B. Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển.
C. Vứt rác bừa bãi ra biển.
- D. Kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ biển.
Câu 19: Ý nghĩa của việc thực hiện được ước mơ nghề nghiệp là:
- A. Giúp con người phát triển khả năng sáng tạo.
- B. Giúp người với người dễ dàng chia sẻ với nhau hơn.
C. Có được công việc phù hợp với mong muốn và năng lực của bản thân.
- D. Giúp con người trưởng thành trên con đường học tập hơn.
Câu 20: Bước vào môi trường học tập mới, chúng ta không cần tìm hiểu điều gì sau đây?
- A. Tên và địa điểm trường.
- B. Cách di chuyển từ nhà đến trường.
C. Ai là người học sinh hư nhất trường.
- D. Các môn học và hoạt động giáo dục.
Câu 21: Hỏa hoạn là gì?
- A. Là hiểm họa do sự nóng lên của Trái đất.
- B. Là hiểm họa do gió gây ra.
C. Là hiểm họa do lửa gây ra.
- D. Là hiểm họa do nước gây ra.
Câu 22: Câu thành ngữ nào dưới đây nói lên sự phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam?
- A. Chọn mặt gửi vàng.
B. Rừng vàng, biển bạc.
- C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
- D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Bình luận