Trắc nghiệm ôn tập HĐTN 5 bản 2 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm HĐTN 5 bản 2 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Từ ngữ để miêu tả cảm xúc của em khi nhận được món quà yêu thích:
A. Hạnh phúc.
- B. Chán nản
- C. Thường xuyên.
- D. Buồn bã.
Câu 2: Thái độ không thể hiện lòng biết ơn đối với các thành viên trong gia đình là:
A. Nói trống không.
- C. Tôn trọng.
- B. Lễ phép.
- D. Vâng lời cha mẹ.
Câu 3: Đâu là cách thiết lập mối quan hệ thân thiện với những người xung quanh?
- A. Không chào hỏi.
- C. Phân biệt vùng miền.
B. Tôn trọng sự khác biệt.
- D. Không quan tâm đến những gì họ chia sẻ.
Câu 4: Đâu không phải là tư liệu phù hợp khi em chia sẻ những thay đổi về khả năng của bản thân?
- A. Video clip về một số hoạt động thể hiện khả năng của em.
- B. Giấy khen.
- C. Giấy chứng nhận tham gia các hoạt động, câu lạc bộ,…
D. Chiều cao, cân nặng.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây không thể hiện sự biết ơn?
- A. Lan cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng
B. Trước đây, ông Bắc được ông Thái giúp đỡ vốn và dạy cách làm nghề truyền thống nên ông Bắc đã vượt qua được đói nghèo, trở nên giàu có. Bây giờ, gặp lại ông Thái, ông Bắc có vẻ lảng tránh.
- C. Đi trên đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng nghĩ tới những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng , ngõ xóm sạch đẹp.
- D. Vào dịp tết nguyên đán, bạn Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.
Câu 6: Hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo
A. Ra đường và gặp thầy cô giáo cũ Hạnh đứng nghiêm chào cô.
- B. Khi phát bài kiểm tra bị điểm thấp nên An đã xé ngay và bỏ vào sọt rác.
- C. Khi gặp cô giáo cũ Hoa đã làm lơ và đi luôn.
- D. An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.
Câu 7: Đâu là ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng?
- A. Làm tăng bản sắc dân tộc.
B. Gắn kết con người với con người thành sức mạnh của khối đoàn kết.
- C. Tăng giá trị thương mại sản phẩm.
- D. Có thêm nhiều trải nghiệm mới.
Câu 8: Đâu không phải là lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình?
- A. Ghi nhớ được nội dung chi tiêu.
- B. Kiểm soát được các khoản chi tiêu, tránh lãng phí.
C. Giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn.
- D. Quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn.
Câu 9: Đâu không phải cách nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò?
- A. Trò chuyện với thầy, cô giáo.
- B. Giúp đỡ thầy, cô giáo.
C. Không làm bài tập về nhà.
- D. Tích cực tham gia vào bài học.
Câu 10: Đâu là một thói quen và sở thích cá nhân của bản thân?
A. Đọc truyện khoa học thay cho truyện tranh.
- B. Đến trường học vào mỗi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- C. Chia sẻ với bạn bè mỗi khi có chuyện buồn.
- D. Giới thiệu bộ sưu tập màu sắc yêu thích với người thân.
Câu 11: Biết ơn có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A. Tạo nên môi trường lành mạnh.
B. Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.
- C. Giúp mỗi người hoàn thiện mình hơn.
- D. Giúp đất nước phát triển.
Câu 12: Đâu là cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong quan hệ với thầy cô và bạn bè?
A. Nói lời xin lỗi trực tiếp ngay sau khi xảy ra vấn đề.
- B. Mặc kệ không quan tâm.
- C. Để cho bạn bè mở lời trước.
- D. Không nói chuyện.
Câu 13: Lễ hội là:
- A. Di sản vật thể quốc gia.
B. Một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng.
- C. Một sự kiện thể thao diễn ra hằng năm tại địa phương.
- D. Một chương trình giao lưu giữa các làng nghề với nhau.
Câu 14: Đâu không phải là mục tiêu tham gia hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ?
- A. Thể hiện lòng yêu nước, yêu đồng bào.
B. Thể hiện tính kỉ luật, sáng tạo trong công việc.
- C. Rèn luyện được kĩ năng hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc chung.
- D. Thể hiện lòng biết ơn và noi gương các anh hùng liệt sĩ.
Câu 15: Đâu không phải một số vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy cô?
- A. Nghĩ rằng thầy cô phân công nhiều việc hơn các bạn.
- B. Không hoàn thành nhiệm vụ học tập làm thầy cô phiền lòng.
- C. Nói chuyện riêng trong giờ làm thầy cô khó chịu.
D. Đạt được thành tích cao trong học tập
Câu 16: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm tiền?
- A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều mới cần tiết kiệm tiền.
- B. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu.
C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được một cuộc sống ổn định, tự chủ.
- D. Cứ mua những đồ mà mình thích.
Câu 17: Đâu là vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với bạn bè?
- A. Chăm sóc, quan tâm bạn bè.
- B. Luôn lắng nghe bạn bè.
- C. Ủng hộ ý kiến của bạn.
D. Phản đối ý kiến của bạn.
Câu 18: Khi cảm xúc của em trong những ngày qua là tức giận, em nên:
- A. Tự đặt câu hỏi cho bản thân.
B. Hít thở sâu.
- C. Viết nhật kí.
- D. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
Câu 19: Nếu bản thân hưng phấn quá mức, em nên làm gì để kiểm soát cảm xúc?
- A. Nói chuyện với bác sĩ hoặc bố mẹ.
- B. Dành thời gian để thư giãn.
- C. Ngủ đủ giấc.
D. Chia sẽ niềm vui với bạn bè, người thân.
Câu 20: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Biết ơn là “...” tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.
- A. Sự bày tỏ lòng thành kính.
- B. Sự bày tỏ lòng biết ơn.
C. Sự bày tỏ thái độ trân trọng.
- D. Sự bày tỏ tình yêu.
Câu 21: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen:
- A. Ứng phó với bạo lực học đường.
- B. Học tập tự giác, tích cực.
C. Chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
- D. Ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Câu 22: Em có thể nhận biết sự thay đổi thể chất của bản thân qua:
A. Cân nặng và chiều cao của em trong một năm qua.
- B. Điểm số học tập của em trong một năm qua.
- C. Tính cách của em trong một năm qua.
- D. Cách ăn mặc của em trong một năm qua.
Câu 23: Tình huống nào dưới đây thể hiện nhân vật đã không kiểm soát được cảm xúc của bản thân?
A. An đánh Minh vì Minh lấy đồ chơi của An.
- B. Mai kiềm chế để không hét to khi xem múa lân.
- C. Hiền kiềm chế sự nôn nóng chờ đến lượt được cô giáo phát quà Trung thu.
- D. Thu bình tĩnh tìm cách sửa lại bức tranh khi làm đổ màu ra tranh.
Bình luận