Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời bản 2 chủ đề 5: Tập kinh doanh và quản lí chi tiêu

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 5: Tập kinh doanh và quản lí chi tiêu có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là khoản chi tiêu thiết yếu?

  • A. Xem phim.
  • C. Ăn uống.
  • B. Xăng xe.
  • D. Tiền học.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải bước thực hiện làm sổ ghi chép chi tiêu?

  • A. Chuẩn bị chất liệu.
  • B. Thiết kế các trang ghi chép theo gợi ý.
  • C. Đóng sổ và trang trí.
  • D. Ghi chép chi tiêu của bạn bè.

Câu 3: Đâu không phải là công việc cần thực hiện để tổ chức “Hội chợ xuân”?

  • A. Lập danh sách các mặt hàng.
  • B. Tính chi phí lợi nhuận.
  • C. Chuẩn bị đồ dùng.
  • D. Chuẩn bị nguyên – vật liệu.

Câu 4: Đâu không phải là hoạt động chi tiêu trong gia đình?

  • A. Chi cho học tập.
  • B. Chi cho điện nước, chất đốt.
  • C. Chi cho thực phẩm.
  • D. Chi cho bạn bè.

Câu 5: Đâu không phải là lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình?

  • A. Ghi nhớ được nội dung chi tiêu.
  • B. Khiểm soát được các khoản chi tiêu, tránh lãng phí.
  • C. Giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn.
  • D. Quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn.

Câu 6: Nhà trường tổ chức “Hội chợ xuân” để làm gì?

  • A. Để học sinh thỏa thích được vui chơi và trải nghiệm những không khí vui xuân của chợ Tết dân tộc.
  • B. Để giúp nhà trường tăng kinh phí.
  • C. Để nhà trường được nhiều người biết đến hơn qua lễ hội.
  • D. Để học sinh có hứng thú học tập.

Câu 7: Lợi ích của việc ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình là gì?

  • A. Tạo thêm công việc để làm.
  • B. Tiết kiệm được nhiều khoản chi tiêu.
  • C. Giúp ghi nhớ kiến thức đời sống dễ dàng.
  • D. Giúp mọi người trong gia đình gần nhau hơn.

Câu 8: Việc ghi chép chi tiêu giúp mọi thành viên trong gia đình:

  • A. Đều biết rõ tổng thu nhập và từng khoản chi tiêu.
  • B. Biết rõ sự chi li của người mẹ.
  • C. Gần nhau và yêu thương nhau nhiều hơn.
  • D. Biết sự vất vả khi kiếm được ra đồng tiền.


Câu 9: Mục đích của việc ghi chép chi tiêu trong gia đình là:

  • A. Tiêu tiền hoang phí cho những việc không cần thiết.
  • B. Tiết kiệm được tiền ăn uống.
  • C. Giúp quản lý dòng tiền một cách dễ dàng hơn và tránh việc dùng tiền cho những khoản không cần thiết.
  • D. Tránh được những thời gian nhàn rỗi.


Câu 10: Đâu là khó khăn khi thực hiện ghi chép các khoản chi tiêu trong gia đình?

  • A. Mất thời gian.
  • B. Gặp nhiều rắc rối với những con số.
  • C. Dễ nản lòng.
  • D. Lên kế hoạch trước.

Câu 11: Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

  • A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền / Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
  • B. Đi đâu mà chẳng ăn dè / Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
  • C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
  • D. Năng nhặt, chặt bị.

Câu 12: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

  • A. Của thiên trả địa.
  • C. Của chợ trả chợ.
  • B. Thắt lưng buộc bụng.
  • D. Còn người thì còn của.

Câu 13: Phong tục lì xì đầu xuân năm mới có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Lộc xuân may mắn.
  • B. Giúp người nhận có tiền tiêu Tết.
  • C. Để đi chơi.
  • D. Để chi tiêu trong gia đình.

Câu 14: Nhân vật nào dưới đây chi tiêu không hợp lí?

  • A. Chị Trang tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập mối tháng.
  • B. Bạn Vân cộng tác với báo Hoa học trò để tăng thu nhập.
  • C. Nam dùng số tiền tiết kiệm để mua sách vở và đồ dùng học tập.
  • D. Anh Tùng dùng 2/3 tháng lương để mua đôi giày hàng hiệu.

Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng về bước lập kế hoạch chi tiêu?

  • A. Xác định các khoản chi tiêu.
  • B. Thiết lập các nguyên tắc thu, chi.
  • C. Thực hiện kế hoạch chi tiêu không theo nguyên tắc đã thiết lập.
  • D. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác