Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời bản 2 chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hỏa hoạn

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 5 Chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 6: Phòng chống và ứng phó với hỏa hoạn có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ý nào dưới đây nói không đúng về hỏa hoạn?

  • A. Là hiểm họa do lửa gây ra.
  • B. Đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống con người.
  • C. Ảnh hưởng tới môi trường nước.
  • D. Gây thiệt hại về tài sản.

Câu 2: Đâu không phải là cách để phòng chống hỏa hoạn?

  • A. Khóa kĩ bếp gas khi không sử dụng.
  • B. Không đốt lá khi trời hanh khô và gần rừng.
  • C. Sạc xe điện qua đêm.
  • D. Tắt nguồn điện sau khi sử dụng.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải là cách thoát hiểm khi gặp hảo hoạn?

  • A. Chen lấn, xô đẩy.
  • B. Thông báo cho mọi người.
  • C. Gọi 114.
  • D. Thoát bằng cầu thang bộ.

Câu 4: Cần gọi số điện thoại nào dưới đây khi xảy ra hỏa hoạn?

  • A. 112.
  • B. 114.
  • C. 113.
  • D. 115.

Câu 5: Việc nào sau đây không nên làm khi gặp hỏa hoạn?

  • A. Không chen lấn, xô đẩy trong quá trình thoát nạn.
  • B. Dùng khăn thấm nước che mũi, miệng.
  • C. Sử dụng thang máy.
  • D. Thoát bằng cầu thang bộ.

Câu 6: Hỏa hoạn là gì?

  • A. Là hiểm họa do sự nóng lên của Trái đất.
  • B. Là hiểm họa do gió gây ra.
  • C. Là hiểm họa do lửa gây ra.
  • D. Là hiểm họa do nước gây ra.

Câu 7: Đâu là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn?

  • A. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Ô nhiễm không khí.
  • B. Chập, cháy điện.
  • D. Hiệu ứng nhà kính.

Câu 8: Vật liệu nào sau đây dễ cháy gây ra hỏa hoạn?

  • A. Đá.
  • B. Vải.
  • C. Đồng.
  • D. Nhôm.


Câu 9: Hỏa hoạn gây ra hậu quả như thế nào?

  • A. Gây ra hiện tượng băng tan.
  • B. Gây ra hiệu ứng nhà kính.
  • C. Gây ô nhiễm tiếng ồn.
  • D. Gây thiệt hại về tài sản cũng như tính mạng con người.


Câu 10: Đâu là cách để phòng chống hỏa hoạn?

  • A. Tắt nguồn điện khi không sử dụng.
  • B. Đốt lá khi trời hanh khô và gần rừng.
  • C. Sạc xe điện qua đêm.
  • D. Không khóa bếp gas sau khi sử dụng.

Câu 11: Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy là của ai?

  • A. Học sinh, sinh viên.
  • B. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
  • C. Lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành.
  • D. Mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Câu 12: Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi cho lực lượng nào?

  • A. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho số 113.
  • B. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho số 114.
  • C. Không làm gì cả.
  • D. Khi ngửi thấy mùi khét, khói hoặc thấy lửa thì gọi ngay cho bạn.

Câu 13: Hỏa hoạn dễ xuất hiện nhất ở đâu?

  • A. Bể bơi.
  • C. Trong bếp.
  • B. Ao cá.
  • D. Trong nhà tắm.

Câu 14: Khi đang ở trên tầng 12 của chung cư, mà ở tầng 13 bị cháy không thể xuống phía dưới được, các em sẽ làm gì?

  • A. Ở trong phòng căn hộ đóng kín cửa lại.
  • B. Chạy lên trên tầng cao nhất, dùng khăn ướt bịt mũi và gọi điện đến 114 ứng cứu.
  • C. Cố chạy xuống.
  • D. Nhảy xuống.

Câu 15: Trong nhà thường dùng bếp dầu để đun nấu. Khi xảy cháy, bếp dầu do chế dầu lúc đun nấu, phạm vi cháy mới chỉ xung quanh bếp dầu, tại chỗ không có bình chữa cháy, chỉ có: nước, cát, chăn (mền). Các em phải làm thế nào?

  • A. Lấy chăn (mền) nhúng nước trùm lên.
  • B. Xối nước.
  • C. Tạt cát.
  • D. Không làm gì cả.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác