Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 11 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 11 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?

  • A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
  • B. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
  • C. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 2: Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng

  • A. 21 triệu km2.
  • B. 22 triệu km2.
  • C. 28 triệu km2.
  • D. 20 triệu km2.

Câu 3: Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ Latinh là

  • A. phát triển ổn định và tự chủ.
  • B. xuất khẩu hàng công nghiệp.
  • C. có tốc độ tăng trưởng cao.
  • D. tốc độ phát triển không đều.

Câu 4: GNI/người phản ánh điều nào sau đây?

  • A. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một tỉnh.
  • B. Mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước.
  • C. Văn hóa và năng suất lao động của người dân trong một nước.
  • D. Giáo dục và năng suất lao động của người dân trong một nước.

Câu 5: Cơ cấu kinh tế là tập hợp

  • A. các vùng, các ngành và bộ phận kinh tế.
  • B. các vùng, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.
  • C. các ngành, khu vực và lĩnh vực kinh tế.
  • D. các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế.

Câu 6: Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa là

  • A. bảo thủ, thực hiện chính sách đóng cửa nền kinh tế.
  • B. luôn giữ quan hệ hợp tác với vai trò trung lập.
  • C. hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.
  • D. chỉ giữ quan hệ ngoại giao với các nước phát triển.

Câu 7: Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

  • A. Sự gia tăng nhanh dân số thế giới và hàng hóa.
  • B. Nhu cầu hàng hóa tăng nhanh, kích thích sản xuất.
  • C. Sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại.
  • D. Sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.

Câu 8: Toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương và đa phương.
  • B. Tìm cách lũng đoạn về kinh tế của các nước trên thế giới.
  • C. Bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình trên trường quốc tế.
  • D. Tăng cường thao túng thị trường các quốc gia khác nhau.

Câu 9: Để có được sức cạnh tranh mạnh về kinh tế, các nước đang phát triển đã tiến hành điều nào sau đây?

  • A. Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn.
  • B. Sản xuất sản phẩm chưa chế biến, giá rẻ.
  • C. Dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhập khẩu.
  • D. Chuyển giao khoa học công nghệ kĩ thuật.

Câu 10: Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?

  • A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
  • B. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
  • C. Thị trường chung Nam Mĩ.
  • D. Liên minh châu Âu.

Câu 11: Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?

  • A. EU và ASEAN.
  • B. APEC và ASEAN.
  • C. NAFTA và APEC.
  • D. NAFTA và EU.

Câu 12: Tính đến năm 2020, Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?

  • A. 195.
  • B. 200.
  • C. 190.
  • D. 193.

Câu 13: Trụ sở của Liên hợp quốc đặt ở quốc gia nào sau đây?

  • A. Hoa Kỳ.
  • B. Anh.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Liên bang Nga.

Câu 14:  Khu vực Mỹ La-tinh không có bộ phận nào sau đây?

  • A. Eo đất Trung Mỹ.
  • B. Toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
  • C. Toàn bộ lục địa Bắc Mỹ.
  • D. Mê-hi-cô.

Câu 15: Khu vực Mỹ La-tinh không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

  • A. Đại Tây Dương.
  • B. Nam Đại Dương.
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Thái Bình Dương.

Câu 16: Khu vực Mỹ La-tinh tiếp giáp với các đại dương nào sau đây?

  • A. Nam Đại Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
  • C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • D. Nam Đại Dương, Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ Latinh?

  • A. Thiên tai xảy ra nhiều.
  • B. Cạn kiệt dần tài nguyên.
  • C. Thiếu lực lượng lao động.
  • D. Chính trị không ổn định.

Câu 18: Mỹ Latinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc do

  • A. nguồn lương thực lớn và khí hậu lạnh.
  • B. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.
  • C. nguồn thức ăn công nghiệp phong phú.
  • D. ngành công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 19: Cho bảng số liệu:

GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LATINH NĂM 2017 (Đơn vị: tỉ USD)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP của các quốc gia Mĩ Latinh so với thế giới?

  • A. Đường.
  • B. Cột.
  • C. Miền.
  • D. Tròn.

Cho bảng số liệu:

GDP VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LATINH NĂM 2014

(Đơn vị: Tỉ USD)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia?

  • A. Cột chồng.
  • B. Cột ghép.
  • C. Miền.
  • D. Đường.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác