Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 cánh diều học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là ngành
- A. Có quá trình khai thác ít gây tác động đến môi trường
- B. Công nghiệp trẻ, mới xuất hiện gần đây
C. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất
- D. Có cơ cấu ngành đa dạng, phức tạp
Câu 2: Đặc điểm phân bố chung của ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là gắn với
- A. Thị trường tiêu thụ.
- B. Các đầu mối giao thông.
C. Vùng nguyên liệu.
- D. Nguồn lao động chất lượng cao.
Câu 3: Nhận định nào sau đây không thể hiện rõ đặc điểm chung của công nghiệp điện lực?
- A. Điện sản xuất từ than chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện
- B. Cơ cấu sản lượng điện thay đổi theo thời gian
C. Các cơ sở sản xuất điện phân bố chủ yếu trên các sông lớn hoặc nơi có gió mạnh
- D. Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp điện tử – tin học?
- A. Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học – công nghệ.
B. Không yêu cầu nguồn lao động có chất lượng cao
- C. Ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây
- D. Hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường
Câu 5: Sản phẩm của công nghiệp điện tử – tin học có đặc điểm là
- A. Chứa ít hàm lượng khoa học – kĩ thuật và công nghệ
B. Khá đa dạng và được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế khác.
- C. Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển.
- D. Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Quy trình sản xuất phức tạp
- B. Đòi hỏi vốn đầu tư ít, hoàn vốn nhanh
- C. Thời gian xây dựng hạ tầng tương đối ngắn
- D. Chịu ảnh hưởng lớn từ nhân công, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ
Câu 7: Ngành công nghiệp nào sau đây thường gắn chặt với nông nghiệp?
- A. Điện tử - tin học.
B. Chế biến thực phẩm
- C. Hóa chất và cơ khí.
- D. Dệt - may, giày - da.
Câu 8: Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
- A. Khai thác gỗ, chăn nuôi và hải sản
B. Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản
- C. Khai thác gỗ, khai thác khoáng sản
- D. Khai thác khoáng sản, thủy hải sản
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?
A. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.
- B. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn.
- C. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyển đi xa.
- D. Nhiệt điện và thuỷ điện khác nhau về vốn, thời gian, giá thành.
Câu 10: Công nghiệp điện tử, tin học có vai trò đặc biệt quan trong cả ở hiện tại cũng như tương lai do
- A. Tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao
- B. Sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất của nhiều ngành kinh tế cũng như đời sống dân cư
- C. Tạo ra mối quan hệ rộng rãi giữa các quốc gia cũng như cộng đồng dân cư thế giới.
D. Tạo ra những thay đổi lớn trong phương thức sản xuất và đời sống xã hội, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên
Câu 11: Mật độ dân số (người/km2) được tính bằng
- A. Số lao động tính trên đơn vị diện tích
- B. Số người sinh ra trên một quốc gia
C. Số dân trên một đơn vị diện tích.
- D. Dân số trên một diện tích đất canh tác
Câu 12: đô thị hoá là một quá trình gắn liền với
- A. Nông nghiệp
B. Công nghiệp hoá.
- C. Công nghiệp.
- D. Dịch vụ
Câu 13: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là
- A. Sự chuyển cư
- B. Trình độ phát triển kinh tế.
C. Điều kiện tự nhiên
- D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá?
- A. Kinh tế tăng trưởng nhanh
B. Thiếu hụt lao động ở nông thôn,
- C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- D. Cải thiện cơ sở hạ tầng, tiện nghi dịch vụ.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hoá?
A. Thất nghiệp, tệ nạn xã hội.
- B. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
- C. Sức ép lên giáo dục, giao thông, y tế.
- D. Môi trường bị ô nhiễm
Câu 16: Ý nào dưới đây là xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới?
- A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.
- B. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.
C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.
- D. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô cao nhóm phát triển.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trong độ tuổi từ 60 tuổi trở lên.
- B. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số người trong độ tuổi lao động.
C. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
- D. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm với số người ở độ tuổi từ 0 – 14 tuổi.
Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chiến tranh.
- B. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
- C. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do chuyển cư.
D. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ nam cao hơn nữ ở các nước Trung Quốc, Việt Nam là do tâm lý xã hội.
Câu 19: Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số trẻ?
A. Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.
- B. Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi rất cao.
- C. Nguồn lao động dự trữ dồi dào.
- D. Việc làm, giáo dục là vấn đề nan giải.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng với dân số trẻ?
A. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 10%.
- B. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 30%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 10%.
- C. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 15%.
- D. Dân số trẻ thể hiện tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 30%, nhóm tuổi trên 60 trở lên là dưới 15%.
Câu 21: Biện pháp quan trọng nhất để tránh nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên khoáng sản là
- A. Ngừng khai thác, hạn chế sử dụng nhiều nhất và sản xuất vật liệu thay thế hiệu quả
- B. Sử dụng tiết kiệm, phân loại tài nguyên, ngừng khai thác những tài nguyên cạn kiệt
C. Khai thác một cách hợp lí, sử dụng tiết kiệm, sản xuất các vật liệu thay thế hiệu quả
- D. Sản xuất các vật liệu thay thế, sử dụng một số loại nhất định và chỉ được khai thác ít.
Câu 22: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính
- A. Ổn định
B. Phát triển
- C. Cố định
- D. Không thay đổi
Câu 23: Các nhà khoa học đã báo động về nguy cơ nào sau đây?
- A. Ô nhiễm môi trường (nước, đất và không khí
B. Mất cân bằng sinh thái, khủng hoảng môi trường
- C. Suy giảm sự đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường
- D. Mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học
Câu 24: Môi trường nào sau đây bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp?
- A. Môi trường tự nhiên.
B. Môi trường xã hội.
- C. Môi trường nhân tạo
- D. Môi trường tổng hợp
Câu 25: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của ngành thương mại?
- A. Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua, đồng thời tạo ra thị trường
- B. Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu
C. Hoạt động thương mại không chịu tác động của quy luật cung và cầu
- D. Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương)
Bình luận