Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 cánh diều học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoang mạc nào sau đây hình thành không phải do tác động của 1 dòng biển lạnh?

  • A. Atacama (phía tây Nam Mỹ).
  • B. Taclamacan (Trung Quốc)
  • C. Sahara (Bắc Phi).    
  • D. Rup en Khali (Bán đảo Ảrập).

Câu 2:  Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc (khổi khí hậu ôn đới lục địa Pc) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là

  • A. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực FA).
  • B. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến (frông ôn đới FP).
  • C. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
  • D. Bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).

Câu 3: Tại sao ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh?

  • A. Nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
  • B. Nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
  • C. Khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
  • D. Khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.

Câu 4: Vì sao sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá?

  • A. Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó.
  • B. Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá.
  • C. Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 00C.
  • D. Đá dễ phá hủy ở vùng nhiệt độ thấp và vùng có nhiều khe nứt.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây không phải do phong hóa lý học?

  • A. Khí hậu lạnh.
  • B. Thay đổi nhiệt độ.
  • C. Sự đóng băng của nước.
  • D. Thể tích tăng lên.

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ yếu xảy ra phong hóa lí học?

  • A. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm.
  • B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
  • C. Sự đóng băng của nước.
  • D. Tác động con người.

Câu 7: Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng uốn nếp?

  • A. Xảy ra ở vùng đá có độ cứng cao.
  • B. Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao.
  • C. Tạo ra các dạng địa lũy, địa hào.
  • D. Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất.

Câu 8: Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện

  • A. Động đất, núi lửa.
  • B. Bão.
  • C. Ngập lụt.
  • D. Thủy triều dâng.

Câu 9: Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á, kết quả hình thành

  • A. Dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.
  • B. Các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.
  • C. Vực sâu Marian ở Thái Bình Dương.
  • D. Sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.

Câu 10: Mảng Na - xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?

  • A. Dãy Cooc - đi - e.
  • B. Dãy Côn Lôn.
  • C. Dãy Hindu Kush.
  • D. Dãy An - đet.

Câu 11: Lí do nào sau đây làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?

  • A. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian.
  • B. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc.
  • C. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm.
  • D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian.

Câu 12: Phát biểu nào đúng về các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất?

  • A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.
  • B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng
  • C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.
  • D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.

Câu 13: Phát biểu nào đúng về chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời ?

  • A. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động có thực của Mặt Trời.
  • B. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa.
  • C. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động không có thực của Mặt Trời.
  • D. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động của Mặt Trời tự quay quanh trục.

Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng về mùa?

  • A. Một năm có bốn mùa.
  • B. Mọi nơi trên Trái Đất đều có mùa như nhau.
  • C. Có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.
  • D. Hai bán cầu có mùa trái ngược nhau.

Câu 15: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường là nơi như thế nào?

  • A. Có cảnh quan rất đa dạng.
  • B. Vùng bất ổn của Trái Đất.
  • C. Con người tập trung đông.
  • D. Tập trung nhiều đồng bằng.

Câu 16: Tầng đá trầm tích không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Do các vật liệu vụn, nhỏ tạo thành.
  • B. Phân bố thành một lớp liên tục.
  • C. Có nơi mỏng, nơi dày. 
  • D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

Câu 17: Nhận định nào dưới đây không đúng?

  • A. Khi sử dụng bản đồ cần xác định phương hướng. 
  • B. Khi sử dụng bản đồ cần tìm hiểu tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ.
  • C. Khi sử dụng bản đồ cần chọn bản đồ phù hợp với nội dung.
  • D. Khi sử dụng bản đồ cần hiểu màu sắc thể hiện trên bản đồ.

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng khi nói về GPS và bản đồ số trong giao thông?

  • A. Tìm kiếm thiết bị đã mất.
  • B. Chống trộm cho các phương tiện.
  • C. Các định hướng di chuyển.
  • D. Lữu trữ lộ trình đường đi của phương tiện giao thông.

Câu 19: Ý nào dưới đây không đúng về bản đồ?

  • A. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết càng cao.
  • B. Bản đồ quốc gia thường có tỉ lệ lơn hơn bản đồ thế giới.
  • C. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì phạm vi lãnh thổ thể hiện được càng lớn.
  • D. Bản đồ có tỉ lệ càng nhỏ thì càng dễ xác định đặc điểm các đối tượng.

Câu 20: Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây?

  • A. Xác định hệ tọa độ địa lí.  
  • B. Tính toán khoảng cách,
  • C. Mô tả vị trí đối tượng.     
  • D. Phân tích mối liên hệ.

Câu 21: So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?

  • A. Được học ở tất cả các cấp học.
  • B. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
  • C. Mang tính độc lập và khác biệt.
  • D. Địa lí mang tính chất tổng hợp.

Câu 22: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?

  • A. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
  • B. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).
  • C. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
  • D. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.

Câu 23: Địa lí có những đóng góp giá trị cho những lĩnh vực nào?

  • A. Mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
  • B. Tất cả các lĩnh vực công nghiệp, văn hóa và khám phá vũ trụ.
  • C. Hoạt động dịch vụ, du lịch, giáo dục học và hội nhập quốc tế.
  • D. Các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và an ninh quốc phòng.

Câu 24: Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để người học có thể làm gì?

  • A. Người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.
  • B. Người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
  • C. Người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
  • D. Người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.

Câu 25: Dãy núi trẻ Rôc – ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây?

  • A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á.
  • B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
  • C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na – zca.
  • D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Thái Bình Dương.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác