Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 cánh diều học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là
- A. 32%
- B. 33%
- C. 34%
D. 35%
Câu 2: Dao động thuỷ triều lớn nhất (triều cường) xảy ra khi
- A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc.
- B. Trái Đất thẳng hàng với Mặt Trời, Mặt Trăng lệch hướng.
C. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.
- D. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng lệch hướng nhau.
Câu 3: Dao động thuỷ triều nhỏ nhất (triều kém) xảy ra khi
A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất vuông góc.
- B. Trái Đất thẳng hàng Mặt Trời, Mặt Trăng lệch hướng.
- C. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.
- D. Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng lệch hướng nhau.
Câu 4: Các dòng biến chịu ảnh hưởng chủ yếu của
- A. Độ muối ở các biển và đại dương.
B. Các loại gió chính trên bề mặt trái đất.
- C. Nhiệt độ của nước biển và đại dương.
- D. Thuỷ triều ở các đại dương.
Câu 5: Thủy triều là?
- A. Hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng
B. Hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định do ảnh hưởng của sức hút mặt trăng, mặt trời và lực li tâm của trái đất.
- C. Dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.
- D. Một trong những thành phần hoá học quan trọng của nước biển, do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
Câu 6: Băng tuyết khá phổ biến ở vùng
- A. Hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.
- B. Ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.
- C. Hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.
D. Hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.
Câu 7: Chế độ nước của một con sông phụ thuộc vào những nhân tố nào?
- A. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, nhiệt độ trung bình năm.
- B. Chế độ gió, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.
C. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, hồ đầm.
- D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật, nhiệt độ trung bình năm.
Câu 8: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là
A. Chế độ mưa.
- B. Địa hình.
- C. Thực vật.
- D. Hồ, đầm.
Câu 9: Sông ngòi ở vùng nào sau đây có lượng nước đây quanh năm?
A Xích đạo
- B. Nhiệt đới gió mùa
- C. Cận nhiệt lục địa.
- D. Cận nhiệt Địa Trung Hải.
Câu 10: Tốc độ dòng chảy của sông chịu ảnh hưởng của nhân tô nào sau đây?
- A. Lưu lượng nước, chiều dài con sông.
- B. Chiều dài con sông, lưu lượng phù sa.
C. Độ dốc lòng sông, chiều rộng lòng sông.
- D. Diện tích lưu vực, hướng chảy con sông.
Câu 11: Lượng mưa phân bố tại khu vực cực và cận cực là?
- A. 1600 – 1800 mm
- B. 800 – 1100 mm
- C. 600 – 700 mm
D. Dưới 200 mm
Câu 12: Kinh tuyến 80oc đi qua những đới và kiểu khí hậu nào trên đất liền?
- A. Cực, cận cực, ôn đới lục địa, cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới lục địa
B. Cận cực, ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới gió mùa .
- C. Cận cực, ôn đới lục địa, cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới lục địa, cận nhiệt lục địa
- D. Cực, cận cực, cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, xích đạo.
Câu 13: Các đới khí hậu nào sau đây không phân ra thành kiểu khí hậu?
- A. Cực, ôn đới.
- B. Ôn cận cực.
C. Cận cực, xích đạo.
- D. Xích đạo, ôn đới.
Câu 14: Vì sao các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới?
- A. Không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa
B. Không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa
- C. Nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa
- D. Nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa
Câu 15: Vì sao các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn?
- A. Nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn
- B. Không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.
C. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bật lên được nên không có mưa.
- D. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.
Câu 16: Vì sao các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt?
A. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại đương.
- B. Bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.
- C. Diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
- D. Tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.
Câu 17: Tại sao ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều?
- A. Phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.
- B. Dông biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.
C. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.
- D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?
- A. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình.
B. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.
- C. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.
Câu 19: Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Trong năm, trên lục địa vào mùa hạ hình thành áp cao, mùa đông có áp thấp
- B. Tỉ trọng của không khí có hơi nước nhẹ hơn tỉ trọng của không khí khô.
- C. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp sẽ giảm.
- D. Khí áp tăng khi nhiệt độ giảm
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?
- A. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chẩt khác nhau.
- B. Khối khí ờ đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.
- C. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khôi khi.
D. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyên.
Câu 21: Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do
- A. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo.
- B. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo.
C. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20 trơ trụi và ít đại lượng hơn bề mặt trái đất ở xích đạo.
- D. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo.
Câu 22: Vào nửa sau mùa hạ đi trước gió mùa tây nam (khối khí xích đạo hải dương) đem mưa vào nước ta là
- A. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới (frông địa cực fa).
- B. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến(frông ôn đới fp).
- C. Bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.
D. Bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu (dải hội tụ nhiệt đới).
Câu 23: vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là
- A. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương.
- B. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.
- C. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương.
D. Xích đạo hải dương bán cầu bắc và xích đạo hải dương bán cầu nam.
Câu 24: việt nam có khí hậu nhiệt đới ẩm không phải do
- A. Chịu tác động của gió mùa.
- B. bão, hội tụ nhiệt đới.
C. Chịu tác động dòng biển lạnh.
- D. Hình thể hẹp ngang, địa hình đón gió.
Câu 25: vào mùa đông ở dãy trường sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là
A. Trường sơn đông.
- B. Trường sơn tây.
- C. Cả hai sườn đều mưa nhiều.
- D. Không có sườn nào.
Bình luận