Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoáng vật được hình thành do kết quả của quá trình nào sau đây?

  • A. Địa mạo.
  • B. Địa chất.
  • C. Địa hào.
  • D. Địa lũy.

Câu 2: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá biến chất?

  • A. Đá ba-dan.
  • B. Đá gơ-nai.
  • C. Đá gra-nit.
  • D. Đá Hoa.

Câu 3: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá trầm tích?

  • A. Đá Hoa.
  • B. Đá ba-dan.
  • C. Đá gơ-nai.
  • D. Đá Sét.

Câu 4: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?

  • A. Đá Hoa.
  • B. Đá Sét.
  • C. Đá ba-dan.
  • D. Đá gơ-nai.

Câu 5: Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá trầm tích?

  • A. Đá ba-dan.
  • B. Đá Vôi.
  • C. Đá gơ-nai.
  • D. Đá gra-nit.

Câu 6: Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ

  • A. Tên bản đồ.
  • B. Tỉ lệ bản đồ.
  • C. Ảnh trên bản đồ.
  • D. Phần chú giải.

Câu 7: Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là?

  • A. Chọn bản đồ phù hợp với nội dung.
  • B. Đọc kĩ bảng chú giải.
  • C. Nắm được tỉ lệ bản đồ.
  • D. Xác định phương hướng trên bản đồ.

Câu 8: Một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là?

  • A. Bảng chú giải
  • B. Các đối tượng địa lí
  • C. Mạng lưới kinh vĩ tuyến
  • D. Vị trí địa lí của lãnh thổ

Câu 9: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ cần dựa vào

  • A. Các cạnh của bản đồ.
  • B. Bảng chú giải trên bản đồ.
  • C. Hệ thống kinh vĩ tuyến trên bản đồ.
  • D. Các đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ. 

Câu 10: Ngày nay, GPS được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải nhờ khả năng gì?

  • A. Xác định vị trí và dẫn đường
  • B. Thu thập thông tin người dùng
  • C. Điều khiển mọi phương tiện 
  • D. Cung cấp các dịch vụ vận tải 

Câu 11: Những nhóm ngành nghề nào sau đây liên quan chặt chẽ đến kiến thức môn Địa lí?

  • A. Dân số, tài nguyên, môi trường
  • B. Thể dục, thể thao, văn hoá
  • C. Lịch sử, khảo cổ, công tác xã hội
  • D. Kinh tế, công nghệ, ngoại giao

Câu 12: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên gồm những gì?

  • A. Dân số học, đô thị học.
  • B. Khí hậu học, địa chất.
  • C. Môi trường, tài nguyên.
  • D. Nông nghiệp, du lịch.

Câu 13: Phương án nào sau đây chứa những thứ có liên quan chặt chẽ với môn Địa lí? 

  • A. Bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
  • B. Bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
  • C. Bản đồ, lược đồ, số học, bảng số liệu.
  • D. Bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.

Câu 14: Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp gồm những gì?

  • A. Nông nghiệp, du lịch.
  • B. Khí hậu học, địa chất.
  • C. Môi trường, tài nguyên.
  • D. Dân số học, đô thị học.

Câu 15: Người học có thể hiểu biết hơn về điều gì sau khi học Địa lý?

  • A. Quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
  • B. Quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
  • C. Quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
  • D. Quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.

Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ?

  • A. Lượng CO2 trong khí quyển tăng lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
  • B. Những trận động đất lớn trên lục địa gây ra hiện tượng sóng thần.
  • C. Rừng đầu nguồn bị mất làm chế độ nước sông trở nên thất thường.
  • D. Mùa lũ của sông diễn ra trùng với mùa mưa.

Câu 17: Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển ở nước ta?

  • A. Qúa trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.
  • B. Đất ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan.
  • C. Ven biển miền Trung đất cát pha thích hợp trồng cây ngắn ngày.
  • D. Ở đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, ven biển là đất mặn.

Câu 18: Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?

  • A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
  • B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi.
  • C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.
  • D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

Câu 19: Nhận định nào sau đây không phải là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?

  • A. Diện tích rừng giảm làm làm mực nước ngầm giảm.
  • B. Ở nơi rừng rậm lượng nước rơi xuống mặt đất ít hơn.
  • C. Rừng đầu nguồn mất làm tăng nguy cơ lũ quét, lũ lụt.
  • D. Trồng rừng làm cho mật độ dòng chảy ngày càng tăng.

Câu 20: Về đặc điểm của lớp vỏ địa lí, nhận định nào dưới đây là chưa chính xác?

  • A. Tầng badan nằm trong giới hạn của lớp vỏ địa lí.
  • B. Giới hạn trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn trên của tầng bình lưu.
  • C. Lớp vỏ địa lí ở lục địa không bao gồm tất cả các lớp của vỏ lục địa.
  • D. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Câu 21: Vì sao thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam?

  • A. Đới lạnh ở bán cầu nam không có đất, chỉ có băng tuyết.
  • B. Bán cầu nam không có đới lạnh.
  • C. Bán cầu nam không có nhiều núi cao như bán cầu bắc.
  • D. Bán cầu bắc có nhiều kiểu khí hậu.

Câu 22: Sự biến đổi khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến hệ quả nào sau đây?

  • A. Thực vật trở nên nghèo nàn.
  • B. Mực nước sông ngòi bị hạ thấp
  • C. Làm giảm quá trình xói mòn, rửa trôi.
  • D. Quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn.

Câu 23: Hiện tượng đất đai bị xói mòn trơ sỏi đá là do các hoạt động sản xuất nào của con người gây nên?

  • A. Khai thác khoáng sản.
  • B. Ngăn đập làm thủy điện.
  • C. Phá rừng đầu nguồn.
  • D. Khí hậu biến đổi.

Câu 24: Do có hệ thống đê điều ở vùng đồng bằng sông Hồng ngăn lũ nên đất trong đê ngày càng có hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh của triều cường.
  • B. Đất bị bạc màu, thoái hóa nghiêm trọng.
  • C. Được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm.
  • D. Quá trình trửa trôi đất diễn ra mạnh mẽ.

Câu 25: Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm tới quá trình hình thành của đất là

  • A. Làm cho đá gốc bị phá hủy thành các sản phẩm phong hóa.
  • B. Giúp hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất.
  • C. Tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ trong đất.
  • D. Giúp cho đất chở nên tơi xốp hơn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác