Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao và bao nhiêu đai khí áp thấp?

  • A. 3 đai khí áp cao và 3 đai khí áp thấp.
  • B. 3 đai khí áp cao và 4 đai khí áp thấp.
  • C. 4 đai khí áp cao và 4 đai khí áp thấp.
  • D. 4 đai khí áp cao và 3 đai khí áp thấp.

Câu 2: Frông khí quyển là

  • A. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
  • B. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
  • C. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
  • D. Bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 3: Các khu khí áp thấp có nhiều mưa là do

  • A. Không khí ẩm được đẩy lên cao.
  • B. Luôn có gió quanh rìa thổi ra ngoài
  • C. Không khí ẩm không được bốc lên.
  • D. Luôn có gió từ trung tâm thổi đi.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây thường gây ra mưa nhiều?

  • A. Gió đất, gió biển.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió Mậu dịch.
  • D. Dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 5: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là do

  • A. Không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi.
  • B. Vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn.
  • C. Nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô.
  • D. Nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được.

Câu 6: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì

  • A. Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh.
  • B. Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ Mặt trời càng giảm.
  • C. Càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.
  • D. Càng lên cao gió thổi càng mạnh lên càng lạnh.

Câu 7: Frông khí quyển là

  • A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.
  • B. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.
  • C. Bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.
  • D. Bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành.

Câu 8: Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

  • A. Đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.
  • B. Có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau,
  • C. Cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.
  • D. Có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.

Câu 9: Biểu hiện rõ rệt nhất của quy luật phân bổ nhiệt độ theo vĩ độ là

  • A. nhiệt độ giảm dần từ Xích đạo về cực.
  • B. Biên độ nhiệt độ tăng từ Xích đạo về cực.
  • C. Sự hình thành các vòng đai nhiệt như vòng đai nóng, vòng đai ôn hoà, vòng đai lạnh và vòng đai băng giá vĩnh cửu.
  • D. Sự gia tăng nhiệt độ và biên độ nhiệt độ từ biển vào đất liên.

Câu 10: Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì

  • A. Đại đương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.
  • B. Bề mặt các lục địa gồ ghề nên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương.
  • C. Đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng toả nhiệt cũng nhanh hơn nước.
  • D. Độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 11: Kết quả của phong hóa lí học là

  • A. Chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
  • B. Phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học
  • C. Chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.
  • D. Phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác.

Câu 12: Phong hóa lí học xáy ra chủ yếu bởi tác động của

  • A. Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ooxxi, axit hữu cơ.
  • B. Vi khuẩn, nấm, dễ, cây, ...
  • C. Trọng lực.
  • D. Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối, ...

Câu 13: Bóc mòn là quá trình?

  • A. Chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó nhờ các tác nhân ngoại lực.
  • B. Bóc mòn do nước chảy tạo nên các rãnh nông (do nước chảy tràn)
  • C. Bóc mòn do sóng biển tạo nên các dạng địa hình hàm ếch, nền mài mòn.
  • D. Bóc mòn do gió, gió cuốn theo các hạt cát, đập mạnh vào bề mặt đá, phá hủy đá tạo nên các cột đá, tháp đá, nấm đá,…

Câu 14: Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở

  • A. Miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm.
  • B. Miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới.
  • C. Miền khí hậu khô nóng ( hoang mạc và bán hoang mạc ) và miền khí hậu lạnh.
  • D. Miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm.

Câu 15: Tại sao vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh?

  • A. Gió thổi mạnh.
  • B. Nhiều bão cát.
  • C. Nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
  • D. Sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Man ti trên?

  • A. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
  • B. Họp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2.900km.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Man ti dưới?

  • A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
  • B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. Có vị trí ở độ sâu từ 2.900 đến 5.100km.

Câu 18: Phát biểu đúng về cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

  • A. Sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.
  • B. Sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
  • C. Sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.
  • D. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 19: Phát biểu nào đúng sau đây? 

  • A. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.
  • B. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.
  • C. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.
  • D. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 20: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti?

  • A. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là thạch quyển.
  • B. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là tầng gra-nit.
  • C. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là lớp vỏ cứng.
  • D. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti được gọi là tầng ba-dan.

Câu 21: Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là gì?

  • A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.
  • B. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình,
  • C. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.
  • D. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

Câu 22: Tại sao xảy ra hiện tượng mùa trên Trái Đất ?

  • A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông
  • B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi
  • D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục 

Câu 23: Ý nào sau đây đúng với chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?

  • A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
  • B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.
  • C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời.

Câu 24: Tại sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?

  • A. Trái Đất tự quanh quanh trục
  • B. Trục Trái Đất nghiêng
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu

Câu 25: Nguyên nhân nào sau đây sinh ra các mùa trên Trái Đất?

  • A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục.
  • B. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.
  • C. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác