Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 10 cánh diều học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 10 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chiều dày của vỏ địa lí khoảng
A. 30-35 km.
- B. 5 - 70 km.
- C. 15 - 2 900 km.
- D. 2 900 - 6 370 km.
Câu 2: Nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là do các thành phần của vỏ địa lí
- A. có sự tồn tại độc lập và riêng lẻ
B. Xâm nhập và trao đổi với nhau
- C. Không gắn bó mật thiết với nhau
- D. Chỉ chịu ảnh hưởng của nội lực
Câu 3: Trong tự nhiên, nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ, đó là
- A. Khái niệm về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
- B. Nguyên nhân sinh ra quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
C. Biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
- D. Ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Câu 4: Ý nghĩa quan trọng của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh trong vỏ địa lí là giúp con người ở mọi nơi trên Trái Đất
- A. Gia tăng sản xuất và phát triển kinh tế
- B. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên
- C. Không tác động vào các yếu tố tự nhiên
D. Khai thác và sử dụng tự nhiên hợp lí
Câu 5: Thành phần cấu tạo nên vỏ địa lí là?
A. Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển.
- B. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
- C. Khí quyển, thạch quyển, tầng granit, tầng badan
- D. Tầng badan, thạch quyển, thủy quyển
Câu 6: Giới hạn phía trên của sinh quyển là
A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km)
- B. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km)
- C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km)
- D. Đỉnh của tầng giữa (80 km)
Câu 7: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do
- A. Gió thổi quá mạnh
- B. Nhiệt độ quá cao
C. Độ ẩm quá thấp
- D. Thiếu ánh sáng
Câu 8: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố
- A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sang
B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
- C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
- D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.
Câu 9: Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ với nhau thể hiện qua
A. Chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú.
- B. Lưới thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh thái.
- C. Nơi ở, môi trường sinh thái và nguồn dinh dưỡng.
- D. Chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nguồn dinh dưỡng.
Câu 10: Phạm vi của sinh quyển bao gồm các quyển nào dưới đây?
- A. Tầng thấp của khí quyển và toàn bộ thủy quyển.
B. Tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
- C. Toàn bộ thủy quyển và thổ nhưỡng quyển.
- D. Toàn bộ thạch quyển và thổ nhưỡng quyển.
Câu 11: Nguyên nhân sinh ra độ muối của nước biển là do
A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
- B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
- C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.
- D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
Câu 12: Nguyên nhân sinh ra thủy triều là
- A. Động đất ở đáy biển
- B. Núi lửa phun
- C. Do gió thổi
D. Sức hút Mặt Trăng với Mặt Trời
Câu 13: Vai trò quan trọng nhất của biển và đại dương đối với khí quyển của Trái Đất là?
- A. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
- B. Cung cấp hơi nước cho quá trình sản sinh khí o2.
- C. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
D. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
Câu 14: Nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Độ muối của nước biển phụ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biến.
B. Độ muối giống nhau giữa các biến và đại dương.
- C. Độ muối của nước biển do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa.
- D. Độ muối của nước biển phụ thuộc vào độ bốc hơi và lượng mưa.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng về dòng biển?
- A. Dựa vào nhiệt độ, dòng biển được phân thành dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- B. Dòng biển là dòng sông chảy từ lục địa ra biển và đại dương.
- C. Các dòng biển đối xứng nhau qua các bờ của đại dương.
D. Các dòng biển chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng của các loại gió chính trên Trái Đất.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Thực vật làm tăng quá trình bốc hơi và giảm khả năng thấm của nước.
- B. Mực nước ngầm luôn thay đổi phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước.
- C. Nước ngầm cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- D. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy và chống sụt lún.
Câu 17: Nhận định nào sau đây đúng về thuỷ quyển?
- A. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa, nước ngầm.
B. Nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
- C. Nước trong các đại dương và hơi nước trong khí quyển.
- D. Nước trong các sông, hồ, ao, nước biển, hơi nước, băng tuyết.
Câu 18: Vì sao không khí có độ ẩm?
- A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
- B. Do mưa rơi xuyên qua không khí
C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
- D. Do không khí chứa nhiều mây
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
- B. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
- C. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
D. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.
Câu 20: Nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí càng thấp.
B. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí càng cao.
- C. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí trung bình.
- D. Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí bằng 0oC.
Câu 21: Quan sát hình dưới đây và cho biết biên độ nhiệt năm của hà nội (việt nam) là bao nhiêu?
A. 11oc
- B. 27oc
- C. 12oc
- D. 10oc
Câu 22: Quan sát hình dưới đây và cho biết nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tại u-lan-ba-to (mông cổ) là bao nhiêu?
- A. 11oc
- B. 27oc
C. 17oc
- D. 10oc
Câu 23: Quan sát hình dưới đây và cho biết nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tại Luân Đôn (anh) là bao nhiêu?
- A. 11oc
- B. 27oc
C. 14oc
- D. 10oc
Câu 24: Những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như móng cái, huế…đều nằm ở khu vực chịu ảnh hưởng bởi
- A. Gió mùa.
B. Áp thấp.
- C. Gió tây ôn đới.
- D. Gió đất, gió biển.
Câu 25: Vào mùa đông ở dãy trường sơn nước ta, sườn có mưa nhiều là
A. Trường sơn đông.
- B. Trường sơn tây.
- C. Cả hai sườn đều mưa nhiều.
- D. Không có sườn nào.
Bình luận