Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là công việc cơ khí chế tạo nào?

c

  • A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  • B. Gia công cơ khí
  • C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  • D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 2: Tính chất thể hiện khả năng gia công của vật liệu là?

  • A. Tính chất cơ học
  • B. Tính chất vật lí
  • C. Tính chất hóa học
  • D. Tính chất công nghệ

Câu 3: Cơ khí chế tạo là ngành nghề

  • A. Thiết kế ra các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng
  • B. Thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị, đồ dùng
  • C. Xây dựng các công trình kiến trúc
  • D. Chăn nuôi để sản xuất thực phẩm

Câu 4: Đâu không phải hợp kim của sắt?

  • A. Gang
  • B. Thép carbon
  • C. Thép hợp kim
  • D. Nickel hợp kim

Câu 5: Ngành nghề thực hiện các công việc chăm sóc, thực hiện kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kĩ thuật, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lí sự cố, sửa chữa các sai hỏng là?

  • A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  • B. Gia công cơ khí
  • C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  • D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 6: Tính chất thể hiện khả năng chịu được tác dụng từ ngoại lực của vật liệu là?

  • A. Tính chất cơ học
  • B. Tính chất vật lí
  • C. Tính chất hóa học
  • D. Tính chất công nghệ

Câu 7: Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách:

  • A. Nung nóng chi tiết đến trạng thái chảy
  • B. Nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy
  • C. Làm nóng để chỗ nối biến dạng dẻo
  • D. Làm nóng để chi tiết biến dạng dẻo

Câu 8: Vật liệu không có khả năng rèn, dập vì giòn là?

  • A. Gang
  • B. Thép carbon
  • C. Thép hợp kim
  • D. Đồng và hợp kim đồng

Câu 9: Vật liệu phi kim loại thường có tính chất cơ học nào?

  • A. Tính cứng
  • B. Tính đúc
  • C. Tính đàn hồi
  • D. Tính dẻo

Câu 10: Gia công đúc là phương pháp

  • A. Gia công cắt gọt
  • B. Gia công không phoi
  • C. Gia công bằng máy
  • D. Gia công bằng tay

Câu 11: Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo?

  • A. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác
  • B. Phần lớn sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo là các chi tiết máy của các máy móc sản xuất. Các sản phẩm này không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật như độ chính xác kích thước, độ bóng bề mặt,...
  • C. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,...
  • D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo rất phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất

Câu 12: Loại vật liệu có thể ghi nhớ được hình dạng ban đầu của nó?

  • A. Vật liệu nano
  • B. Vật liệu composite
  • C. Vật liệu có cơ tính biến thiên
  • D. Hợp kim nhớ hình

Câu 13: Cao su được ứng dụng làm?

  • A. Bánh răng, ổ trượt, bu lông, ốc vít nhựa trong một số máy móc
  • B. Bánh răng, ổ trượt, thanh nẹp chịu nhiệt, vỏ tàu thuyền, ô tô, ống dẫn, bể chứa hóa chất
  • C. Săm, lốp, ống dẫn, các phần tử đàn hồi của khớp, đai truyền, trục, sản phẩm cách điện
  • D. Chế tạo máy bay, thiết bị hàng không, đóng tàu, gia công cơ khí, khuôn mẫu

Câu 14: Trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, hợp kim nhớ hình được sử dụng để làm gì?

  • A. Bộ truyền động bằng tay giả
  • B. Bộ truyền động thay thế các bộ truyền động điện từ của ô tô
  • C. Quạt máy bay thông minh
  • D. Các chi tiết, cơ cấu của bộ kẹp micro thụ động

Câu 15: Sản phẩm của phương pháp hàn là?

  • A. Bạc lót
  • B. Khung xe ô tô
  • C. Khớp nối
  • D. Vỏ động cơ xe máy

Câu 16: Phương pháp gia công không phoi là?

  • A. Tiện
  • B. Khoan
  • C. Hàn
  • D. Mài

Câu 17: Đâu không phải nghề thuộc nhóm gia công cơ khí?

  • A. Thợ cắt gọt kim loại
  • B. Thợ hàn
  • C. Thợ lắp ráp
  • D. Thợ rèn, dập

Câu 18: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là sản phẩm được làm từ vật liệu nào?

  • A. Vật liệu kim loại
  • B. Vật liệu hợp kim
  • C. Vật liệu phi kim
  • D. Vật liệu mới

Câu 19: Phương pháp hàn thường sử dụng

  • A. Gia công sản phẩm có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín
  • B. Gia công các sản phẩm có yêu cầu về cơ tính cao
  • C. Gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp
  • D. Gia công các bề mặt định hình tròn xoay

Câu 20: Đặc điểm giúp phân biệt cơ khí chế tạo với các ngành nghề khác là?

  • A. Sử dụng bản vẽ kỹ thuật chế tạo sản phẩm
  • B. Các thiết bị sản xuất chủ yếu là các máy tính
  • C. Sử dụng các loại vật liệu chế tạo chủ yếu là gỗ
  • D. Thực hiện quy trình một cách linh hoạt, có thể tự điều chỉnh.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác