Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 Kết nối bài 11 Quá trình sản xuất cơ khí

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 bài 11 Quá trình sản xuất cơ khí - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quy trình sản xuất cơ khí nào là đúng?

  • A. Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Gia công tạo hình sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
  • B. Chế tạo phôi → Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
  • C. Gia công tạo hình sản phẩm → Chế tạo phôi → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm
  • D. Gia công tạo hình sản phẩm → Xử lí cơ tính bề mặt chi tiết → Chế tạo phôi → Lắp ráp sản phẩm → Đóng gói sản phẩm

Câu 2: Phương pháp chế tạo phôi trong quá trình sản xuất cơ khí là?

  • A. Đúc
  • B. Gia công áp lực
  • C. Hàn
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 3: Quá trình sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc và công nghệ để tạo ra các sản phẩm cơ khí là?

  • A. Sản xuất phôi
  • B. Chế tạo cơ khí
  • C. Gia công chi tiết
  • D. Sản xuất cơ khí

Câu 4: Khi đóng gói sản phẩm cần lưu ý

  • A. Chèn lót xung quanh sản phẩm bằng các vật liệu mút xốp, ... để tránh bị dịch chuyển và va đập
  • B. Hàng hóa cần được cho vào bao bì gỗ, carton, ... có độ lớn tương ứng, bền, dẻo dai để chịu được các va chạm
  • C. Trên bao bì cần ghi rõ những yêu cầu khi bốc xếp, vận chuyển và bảo quản
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Quá trình sản xuất cơ khí có bước nào?

  • A. Chế tạo phôi
  • B. Gia công tạo hình sản phẩm
  • C. Lắp ráp sản phẩm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Gia công tạo hình sản phẩm là?

  • A. Là quá trình sử dụng các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật về hình dáng, kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt, ...
  • B. Là quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết và sản phẩm cơ khí.
  • C. Là quá trình liên kết các chi tiết máy sau khi được gia công xong để tạo thành sản phẩm hoàn thiện.
  • D. Là công đoạn nhằm bao bọc, cố định vị trí của sản phẩm trong các vật chứa phục vụ cho công tác bảo quản, vận chuyển an toàn, tiện lợi.

Câu 7: Phương pháp kiểm tra phôi là?

  • A. Kiểm tra chất lượng ngoại quan hình dáng, kích thước, ....
  • B. Kiểm tra chất lượng bên trong: rỗ khí, ứng suất dư, ...
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Bước đầu của quá trình sản xuất cơ khí là?

  • A. Nghiên cứu bản vẽ
  • B. Chế tạo phôi
  • C. Gia công tạo hình sản phẩm
  • D. Đóng gói sản phẩm

Câu 9: Sau khi gia công tạo hình, chi tiết được kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang

  • A. Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt
  • B. Đóng gói
  • C. Lắp ráp
  • D. Kiểm tra và hoàn thiện

Câu 10: Trong các phương án sau, phương pháp lắp ráp sản phẩm là?

  • A. Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn
  • B. Phương pháp lắp chọn
  • C. Phương pháp lắp sửa
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Sau khi lắp ráp cần phải làm gì?

  • A. Kiểm tra hoạt đông với các sản phẩm là thiết bị hoạt động
  • B. Tiến hành chạy rà đối với các sản phẩm có yêu cầu chạy rà trơn
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 12: Tại sao cần phải đóng gói sản phẩm?

  • A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ
  • B. Giữ gìn hàng hóa nguyện vẹn cả về số lượng lẫn chất lượng
  • C. Ngăn sản phẩm tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường gây biến chất và nhiễm khuẩn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Quan sát hình ảnh sau và cho biết nội dung của nó?

Quan sát hình ảnh sau và cho biết nội dung của nó?

  • A. Xử lí cơ tính nhiệt: ram
  • B. Xử lí cơ tính hóa học: thấm carbon
  • C. Xử lí bảo vệ mặt: sơn
  • D. Xử lí bảo vệ mặt: mạ kim loại

Câu 14: Tại sao cần phải bảo quản sản phẩm?

  • A. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ
  • B. Giữ gìn hàng hóa nguyện vẹn cả về số lượng lẫn chất lượng
  • C. Ngăn sản phẩm tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường gây biến chất và nhiễm khuẩn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Đâu là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất cơ khí?

  • A. Nghiên cứu bản vẽ
  • B. Sản xuất phôi
  • C. Chế tạo cơ khí
  • D. Đóng gói và bảo quản 

Câu 16: Phương pháp lắp ráp được thực hiện bằng cách đo đạc, phân loại các chi tiết thành nhóm đảm bảo yêu cầu mối lắp để tiến hành quá trình lắp ráp là?

  • A. Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn
  • B. Phương pháp lắp chọn
  • C. Phương pháp lắp sửa
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 17: Yêu cầu của quá trình gia công tạo hình sản phẩm là?

  • A. Lựa chọn được phương pháp gia công
  • B. Phối hợp các phương pháp gia công khác để đạt được các yêu cầu kĩ thuật, hiệu quả kinh tế
  • C. Đảm bảo chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bảo vệ
  • D. Bảo vệ sản phẩm dưới tác động của các yếu tố bên ngoài

Câu 18: Kiểm tra trong giai đoạn gia công tạo hình sản phẩm thường sử dụng các thiết bị đo nào?

  • A. Panme
  • B. Thước cặp
  • C. Đồng hồ đo
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Quan sát hình ảnh phôi và sản phẩm qua công đoạn gia công tạo hình và cho biết đâu là phôi

Quan sát hình ảnh phôi và sản phẩm qua công đoạn gia công tạo hình và cho biết đâu là phôi

  • A. Hình a
  • B. Hình b
  • C. Hình c
  • D. Hình d

Câu 20: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là?

  1. Sản xuất cơ khí đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và đời sống con người.
  2. Sản xuất cơ khí gồm các bước chính: Chế tạo cơ khí, đóng gói và bảo quản.
  3. Các phương pháp chế tạo phôi kim loại thường dùng là đúc và gia công áp lực (rèn, dập, cán, ...).
  4. Nếu sản phẩm của quá trình sản xuất cơ khí chỉ là một chi tiết thì có thể giảm được khâu lắp ráp.
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác