Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 Kết nối bài 5 Vật liệu phi kim loại

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 bài 5 Vật liệu phi kim loại - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vật liệu phi kim loại gồm

  • A. Vật liệu vô cơ, vật liệu hữu cơ
  • B. Kim loại, hợp kim
  • C. Nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, cao su
  • D. Các vật liệu mới

Câu 2: Cao su thiên nhiên được chế biến từ đâu?

  • A. Nhựa cây cao su
  • B. Than đá
  • C. Dầu mỏ
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 3: Phương pháp nhận biết tính chất cơ bản của vật liệu phi kim loại là?

  • A. Quan sát đặc trưng quang học
  • B. Xác định khối lượng riêng
  • C. Phá hủy mẫu bằng tác động cơ học
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Cao su là?

  • A. Vật liệu chảy mềm thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ cao và đóng rắn lại khi làm nguội
  • B. Vật liệu rắn hóa ngay sau khi được ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công, không thể nóng chảy hay hòa tan trở lại
  • C. Vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là

  • A. Dễ gia công
  • B. Không bị oxy hóa
  • C. Ít mài mòn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Ưu điểm của vật liệu phi kim mà các loại vật liệu khác không thể thay thế là?

  • A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt
  • B. Tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt
  • C. Tính cứng, dẻo, dễ rèn dập, dẫn điện, dẫn nhiệt, chịu ăn mòn hóa học tốt
  • D. Tính Tính cơ học, vật lí, hóa học, công nghệ nổi trội so với các vật liệu truyền thống

Câu 7: Công nghệ đúc phun dùng gia công cho vật liệu phi kim loại nào?

  • A. Nhựa nhiệt dẻo
  • B. Nhựa nhiệt rắn
  • C. Cao su
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Vật liệu phi kim loại thường có tính chất cơ học nào?

  • A. Tính cứng
  • B. Tính đúc
  • C. Tính đàn hồi
  • D. Tính dẻo

Câu 9: Vật liệu phi kim loại có tính đàn hồi cao là?

  • A. Nhựa nhiệt dẻo
  • B. Nhựa nhiệt rắn
  • C. Cao su
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Nhựa nhiệt dẻo là?

  • A. Vật liệu chảy mềm thành chất lỏng dưới tác dụng của nhiệt độ cao và đóng rắn lại khi làm nguội
  • B. Vật liệu rắn hóa ngay sau khi được ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công, không thể nóng chảy hay hòa tan trở lại
  • C. Vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 11: Vật liệu phi kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp, có khả năng chế biến lại là?

  • A. Nhựa nhiệt dẻo
  • B. Nhựa nhiệt rắn
  • C. Cao su
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Công nghệ đúc thổi dùng gia công cho vật liệu phi kim loại nào?

  • A. Nhựa nhiệt dẻo
  • B. Nhựa nhiệt rắn
  • C. Cao su
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 13: Cao su nhân tạo được chế biến từ đâu?

  • A. Nhựa cây cao su
  • B. Than đá
  • C. Dầu mỏ
  • D. Cả B và C đều đúng

Câu 14: Vật liệu khi gia nhiệt sẽ rắn cứng, không có khả năng tái chế là?

  • A. Gang 
  • B. Nhựa nhiệt dẻo
  • C. Nhựa nhiệt rắn
  • D. Cao su

Câu 15: Vật liệu phi kim loại có khả năng chịu được nhiệt độ cao là?

  • A. Nhựa nhiệt dẻo
  • B. Nhựa nhiệt rắn
  • C. Cao su
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Vì sao cao su được dùng làm săm, lốp xe?

  • A. Vì cao su có độ cứng cao và chịu được nhiệt độ cao
  • B. Vì cao su có tính dẫn nhiệt, dẫn điện cai, chống ăn mòn tốt, dẻo
  • C. Vì cao su có độ bền nhiệt, nhẹ, chống ăn mòn, chịu va đập tốt
  • D. Vì cao su có tính đàn hồi, độ bền, độ dẻo cao, chịu mài mòn, ma sát tốt

Câu 17: Khi tác động cơ học vào mẫu, vật liệu bị gãy, vỡ. Đây là dấu hiệu nhận biết vật liệu phi kim loại nào?

  • A. Nhựa nhiệt dẻo
  • B. Nhựa nhiệt rắn
  • C. Cao su tự nhiên
  • D. Cao su nhân tạo

Câu 18: Cao su được ứng dụng làm?

  • A. Bánh răng, ổ trượt, bu lông, ốc vít nhựa trong một số máy móc
  • B. Bánh răng, ổ trượt, thanh nẹp chịu nhiệt, vỏ tàu thuyền, ô tô, ống dẫn, bể chứa hóa chất
  • C. Săm, lốp, ống dẫn, các phần tử đàn hồi của khớp, đai truyền, trục, sản phẩm cách điện
  • D. Chế tạo máy bay, thiết bị hàng không, đóng tàu, gia công cơ khí, khuôn mẫu

Câu 19: Tính chất của vật liệu phi kim loại là?

  • A. Có tính đàn hồi, mềm hơn vật liệu kim loại và hợp kim (trừ kim cương)
  • B. Khối lượng riêng nhỏ hơn các vật liệu kim loại
  • C. Không bị oxi hóa, không bị ăn mòn trong môi trường acid
  • D. Có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

Câu 20: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là?

  1. Vật liệu phi kim loại là các hợp chất cao phân tử
  2. Nhựa nhiệt dẻo là loại nhựa rắn hóa ngay sau khi được ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công, không thể nóng chảy hay hòa tan trở lại
  3. Nhựa nhiệt dẻo dùng để chế tạo bánh răng, ổ trượt, bu lông, ốc vít nhựa
  4. Cao su là vật liệu có tính đàn hồi cao, độ dãn dài khi kéo đạt tới 700 - 800%, khả năng giảm chấn động tốt, độ cách nhiệt, cách âm cao
  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác