Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ cơ khí 11 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vì sao gọi là phương pháp gia công không phoi?

  • A. Vì quá trình gia công không cần dùng đến phôi
  • B. Vì quá trình gia công không cần dùng đến vật liệu đầu vào
  • C. Vì sau quá trình gia công, vật liệu không còn được giữ nguyên
  • D. Vì sau quá trình gia công, vật liệu vẫn được giữ nguyên mà không phải loại ra

Câu 2: Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là công việc cơ khí chế tạo nào?

c

  • A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  • B. Gia công cơ khí
  • C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  • D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 3: Dựa vào sự hình thành phoi của quá trình gia công mà gia công cơ khí được chia làm mấy loại?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Đâu là hợp kim màu?

  • A. Gang
  • B. Thép carbon
  • C. Thép hợp kim
  • D. Kẽm hợp kim

Câu 5: Sản phẩm nào của cơ khí chế tạo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống?

  • A. Máy thêu công nghiệp
  • B. Máy khai thác khoáng sản
  • C. Máy điều hòa không khí
  • D. Máy thi công đường

Câu 6: Loại vật liệu có được tổ hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu thành phần khác nhau là?

  • A. Vật liệu nano
  • B. Vật liệu composite
  • C. Vật liệu có cơ tính biến thiên
  • D. Hợp kim nhớ hình

Câu 7: Phương pháp đúc là?

  • A. Là phương pháp rót vật liệu lỏng vào khuôn, sau khi vật liệu lỏng nguội và định hình, người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước lòng khuôn.
  • B. Là phương pháp gia công lỗ từ phôi trên máy khoan, máy tiện hoặc máy phay, máy doa, ...
  • C. Là phương pháp nối các chi tiết lại với nhau bằng cách nung nóng vật liệu chỗ nối đến trạng thái chảy, sau khi vật liệu kết tinh sẽ tạo thành mối hàn.
  • D. Là phương pháp gia công cắt gọt được thực hiện bằng sự phối hợp của hai chuyển động: chuyển động quay tròn của dao và tịnh tiến của phôi.

Câu 8: Phương pháp gia công cơ khí là gì?

  • A. Là cách thức con người sử dụng sức lao động, máy móc tác động vào vật liệu cơ khí làm thay đổi hình dạng, kích thước, trạng thái hoặc tính chất của vật liệu để tạo ra các sản phẩm.
  • B. Là phương pháp gia công cơ khí mà vật liệu đầu vào sau khi trải qua quá trình gia công không bị loại ra khỏi sản phẩm.
  • C. Là phương pháp gia công cơ khí mà sản phẩm được hình thành nhờ sự bóc tách lớp vật liệu ra khỏi phôi trong quá trình gia công.
  • D. Là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng sau đó rót vào khuôn.

Câu 9: Đâu không là sản phẩm của cơ khí chế tạo?

  • A. Nhà xưởng
  • B. Trung tâm thương mại
  • C. Tàu thủy
  • D. Máy bơm nước

Câu 10: Vật liệu mới là

  • A. Hợp kim nhôm
  • B. Cao su
  • C. Vật liệu nano
  • D. Nhựa

Câu 11: Đặc điểm của vật liệu composite là?

  • A. Độ cứng, độ bền cao, chịu nhiệt, chống mài mòn, chống ăn mòn tốt
  • B. Cách điện, cách nhiệt tốt, không có khả năng tái sử dụng
  • C. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, độ cứng cao, có khả năng tái sử dụng
  • D. Mềm, cách điện tốt, cách nhiệt kém, không thể tái sử dụng

Câu 12: Đâu không phải đặc điểm của ngành cơ khí chế tạo?

  • A. Đối tượng lao động của ngành cơ khí chế tạo là các vật liệu cơ khí gồm vật liệu kim loại và hợp kim; vật liệu phi kim loại và một số loại vật liệu khác.
  • B. Công cụ lao động của ngành cơ khí chế tạo là các máy công cụ như tiện, phay, bào, hàn,... để thực hiện các phương pháp gia công như tiện, phay, bào, hàn....
  • C. Để sản xuất ra sản phẩm trong ngành cơ khí chế tạo đòi hỏi phải có hồ sơ kĩ thuật gồm các bản vẽ kĩ thuật, quy trình gia công sản phẩm,...
  • D. Các sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo không phổ biến, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xã hội cũng như lao động, sản xuất

Câu 13: Đâu là vật liệu cơ khí mới?

  • A. Hợp kim đồng
  • B. Gốm ôxit
  • C. Nhựa nhiệt rắn
  • D. Composite nền kim loại

Câu 14: Thép có tỉ lệ carbon:

  • A. < 2,14%
  • B. ≤ 2,14%
  • C. > 2,14
  • D. ≥ 2,14%

Câu 15: Ưu điểm của vật liệu phi kim mà các loại vật liệu khác không thể thay thế là?

  • A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt
  • B. Tính cách điện, cách nhiệt, nhẹ, chịu ăn mòn hóa học tốt
  • C. Tính cứng, dẻo, dễ rèn dập, dẫn điện, dẫn nhiệt, chịu ăn mòn hóa học tốt
  • D. Tính cơ học, vật lí, hóa học, công nghệ nổi trội so với các vật liệu truyền thống

Câu 16: Phương pháp gia công không phoi là?

  • A. Xọc
  • B. Phay
  • C. Bào
  • D. Dập

Câu 17: Nhóm vật liệu được sử dụng chủ yếu trong sản xuất cơ khí là?

  • A. Vật liệu kim loại
  • B. Vật liệu phi kim loại
  • C. Vật liệu mới
  • D. Vật liệu nano

Câu 18: Đặc điểm của phương pháp đúc trong khuôn kim loại là?

  • A. Sử dụng cát nguyên liệu chính để tạo khuôn
  • B. Khuôn chỉ sử dụng một lần
  • C. Khuôn có thể tái sử dụng nhiều lần
  • D. Là phương pháp có từ lâu đời

Câu 19: Công việc sử dụng các máy công cụ, công nghệ và áp dụng các nguyên lí vật liệu để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu là?

  • A. Thiết kế sản phẩm cơ khí
  • B. Gia công cơ khí
  • C. Lắp ráp sản phẩm cơ khí
  • D. Bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

Câu 20: Tính chất nào là tính chất cơ học của vật liệu cơ khí?

  • A. Tính cứng
  • B. Tính dẫn điện
  • C. Tính dẫn nhiệt
  • D. Tính chịu acid

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác