Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 4 Cánh diều cuối học kì 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 4 cuối học kì 2 đề số 1 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Phổi Mỹ, mỗi ngày một người trưởng thành cần hít vào khoảng hơn 7000 lít không khí để đảm bảo lượng oxygen cần thiết. Để bù đắp lại lượng oxygen này cho môi trường thì cần khoảng bao nhiêu cây xanh trưởng thành?
A. 140
- B. 150
- C. 160
- D. 170
Câu 2: Đoạn thơ dưới đây nhắc đến loài hoa nào?
“Hoa gì nhỏ nhỏ
Cánh màu hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là Tết đến”
- A. Hoa mai.
- B. Hoa hồng.
C. Hoa đào.
- D. Hoa sen.
Câu 3: Đặc điểm của cây quất là gì?
A. Là cây thân gỗ nhỏ, phân cành nhiều, cành mềm nên dễ tạo dáng đẹp.
- B. Là cây thân gỗ lớn, phình to ở phía gốc cây.
- C. Là cây thân thảo, lá ngắn và mềm.
- D. Là cây thân thảo, lá dài và cứng, không phân cành.
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
“Các…thường dùng để trồng hoa, cây cảnh trong chậu gồm: xẻng nhỏ, găng tay làm vườn, bình tưới cây”
- A. Chậu xi măng.
- B. Chậu cây.
- C. Chậu nhựa.
D. Dụng cụ.
Câu 5: Có mấy bước gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu?
A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 6: Sắp xếp thứ tự hợp lý các thao tác trồng cây hoa cúc chuồn chuồn trong chậu?
- Tưới nước đủ ẩm xung quanh gốc cây.
- Lấp giá thể vừa kín gốc và rễ, ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc cây cho chắc chắn.
- Đặt cây con hoa cúc chuồn chuồn đứng thẳng vào giữa hốc.
- Dùng xẻng nhỏ tạo một hốc ở giữa chậu, sâu khoảng 5 cm.
- Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào chậu, cách miệng chậu 2 cm – 3 cm.
- Dùng xẻng nhỏ xúc sỏi dăm đổ xuống đáy chậu.
- A. 2, 1, 4, 3, 6, 5
B. 6, 5, 4, 3, 2, 1
- C. 1, 6, 5, 2, 3, 4
- D. 1, 2, 3, 4, 5, 6
Câu 7: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?
- A. Khi trồng cây cảnh chúng ta cần chọn loại giá thể phù hợp.
B. Lấy khoảng 10 thìa cà phê phân bón rắc đều xung quanh gốc cây.
- C. Dùng kéo cắt bỏ những lá vàng, úa.
- D. Dùng xẻng nhỏ trộn đều phân bón với lớp giá thể phía trên và lấp kín phân bón.
Câu 8: Em sử dụng cờ-lê như thế nào?
- A. Sử dụng cờ-lê để lắp ghép.
- B. Sử dụng cờ-lê để vặn ốc.
- C. Sử dụng cờ-lê để vặn vít.
D. Sử dụng cờ-lê để giữ ốc.
Câu 9: Hai bộ phận chính của cái đu sẽ được ghép với nhau bằng chi tiết nào?
- A. Tấm lớn.
- B. Thanh chữ U dài.
- C. Vòng hãm.
D. Ốc vít.
Câu 10: Bước đầu tiên của quy trình lắp ghép mô hình robot là gì?
A. Lắp đầurobot.
- B. Lắp thân robot.
- C. Lắp chân robot.
- D. Hoàn thiện mô hình.
Câu 11: Tìm đồ chơi dân gian trong những đáp án dưới đây?
- A. Máy bay mô hình.
B. Tò he.
- C. Đàn piano.
- D. Búp bê.
Câu 12: Đồ chơi dân gian được làm từ những vật liệu nào?
- A. Kim loại.
- B. Nhựa.
- C. Gốm, sứ.
D. Vật liệu dễ kiếm, gần gũi.
Câu 13: Đâu không phải là ý nghĩa của đồ chơi dân gian?
- A. Thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người dân Việt Nam.
- B. Tượng trưng cho sự bình an, may mắn.
- C. Nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
D. Thể hiện sự phát triển kinh tế.
Câu 14: Có bao nhiêu bước làm chong chóng?
A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 2
Câu 15: Em hãy sắp xếp các bước làm thân và trục quay cánh chong chóng?
- Dùng ống hút giấy để làm thân chong chóng.
- Dùng băng dính giấy dán cố định 2 đoạn ống hút.
- Dùng một ống hút giấy khác cắt một đoạn dài khoảng 2cm.
- Dùng băng dính giấy quấn nhiều vòng ở một đầu que tre tạo chốt chặn. Luồn đầu còn lại của que tre vào lỗ đã tạo.
- Dùng đầu mũi compa tạo lỗ qua vị trí điểm O. Dùng que tre làm trục quay cánh chong chóng.
- A. 1, 2, 4, 3, 5
- B. 1, 3, 2, 4, 5
C. 1, 3, 2, 5, 4
- D. 5, 4, 3, 2, 1
Câu 16: Chong chóng có thể làm bằng chất liệu nào khác?
- A. Vải.
B. Gỗ.
- C. Nhựa.
- D. Xi măng.
Câu 17: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Khi làm chong chóng, em cần chọn … thân thiện với môi trường như giấy thủ công, giấy báo, que tre, dây dù,…”?
A. Vật liệu.
- B. Vật dụng.
- C. Dụng cụ.
- D. Cách làm.
Câu 18: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Đèn lồng loại đơn giản nhất là được làm bằng … và gắn cây nến bên trong, còn phức tạp hơn thì có khung tre xếp được hoặc khung kim loại, có giấy dán căng bao phía ngoài. Theo thời gian, một số loại đèn lồng giấy truyền thống có xu hướng được thay bằng nhiều loại chất liệu vải khác nhau”?
- A. Kim loại.
- B. Gốm, sứ.
C. Giấy.
- D. Nhựa.
Câu 19: Tìm đáp án sai?
A. Quai xách nằm ở phần dưới đèn lồng.
- B. Quai xách nằm ở phần trên đèn lồng.
- C. Sử dụng kéo an toàn trong quá trình tạo đèn lồng.
- D. Dùng băng dính hai mặt để dán hai mép tờ giấy bìa màu tạo thành lồng đèn.
Câu 20: Tìm đáp án đúng?
- A. Đèn lồng giấy là một loại đèn quen thuộc đối với các nền văn hoá Phương Tây.
B. Đèn lồng giấy là một loại đèn quen thuộc đối với các nền văn hoá Phương Bắc.
- C. Đèn lồng giấy là một loại đèn quen thuộc đối với các nền văn hoá Á Đông.
- D. Đèn lồng giấy là một loại đèn quen thuộc đối với các nền văn hoá phương Nam.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận