Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công nghệ 4 Cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 4 cuối học kì 2 đề số 3 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“Hoạt động quang hợp của hoa, cây cảnh đã lấy khí (1)….từ không khí và tạo ra khí (2)…”

  • A.  (1) carbon dioxide, (2) oxygen. 
  • B.   (1) oxygen, (2) carbon dioxide.
  • C.   (1) hidro, (2) oxygen.
  • D.   (1) oxi, (2) hidro.

Câu 2: Đặc điểm của hoa mười giờ là gì?

  • A.   Hoa thường nở vào mùa xuân, có màu đỏ, trắng, hồng nhạt, có 5 cánh.
  • B.   Hoa thường nở vào lúc mười giờ sáng, có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, tím, vàng…
  • C.   Hoa thường nở vào mùa xuân, có màu đỏ, trắng, hồng nhạt, có 5 cánh.
  • D.   Hoa nở quanh năm, thường có hương thơm. Hoa có nhiều màu sắc như đỏ, trắng, vàng và có nhiều cánh xếp thành vòng.

Câu 3:  Cây kim phát tài còn có tên gọi khác là gì?

  • A.   Cây kim tiền.
  • B.   Cây chuỗi ngọc.
  • C.   Cây bạch trạng.
  • D.   Cây tòng lá đốm.

Câu 4: Giá thể giữ nước tốt là?

  • A. Vỏ trấu, vụn than, sỏi, cát, đá nhỏ.
  • B. Xơ dừa, đất nung, trấu hun.
  • C. Rơm mục, mùn cưa.
  • D. Đất mùn, than bùn.

Câu 5: Nên chọn hạt giống trồng hoa, cây cảnh ở đâu?

  • A.   Cửa hàng bán quần áo.
  • B.   Cửa hàng không rõ nguồn gốc.
  • C.   Nơi uy tín, nguồn gốc rõ ràng.
  • D.   Cửa hàng bán đồ ăn.

Câu 6: Nếu thừa ánh sáng cây sẽ như thế nào?

  • A. Cây dễ đổ.
  • B. Làm cho cây bị vàng hoặc cháy lá.
  • C. Hỏng rễ.
  • D. Cây sẽ yếu, vươn dài.

Câu 7: Em hãy sắp xếp các thao tác trồng cây lưỡi hổ trong chậu?

  1. Tưới nước đủ ẩm xung quanh gốc cây.
  2. Rải sỏi dăm xung quanh gốc cây sao cho che kín giá thể.
  3. Dùng hai tay ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc cây cho chắc chắn.
  4. Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào ngang miệng chậu.
  5. Đặt cây lưỡi hổ đứng thẳng giữa chậu.
  6. Dùng xẻng nhỏ xúc giá thể đổ vào chậu một lượng vừa đủ.
  7. Dùng xẻng nhỏ xúc sỏi dăm đổ xuống đáy chậu.
  • A. 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1
  • B. 7, 1, 2, 3, 4, 6, 5
  • C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
  • D. 2, 1, 3, 4, 6, 5, 7

Câu 8: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có bao nhiêu chi tiết?

  • A. 33
  • B. 34
  • C. 35
  • D. 36

Câu 9: Bước cuối cùng của quy trình lắp ghép mô hình cái đu là gì?

  • A. Kiểm tra mô hình lắp ghép.
  • B. Lắp chân cầu.
  • C. Lắp dây xích.
  • D. Lắp thanh đòn và ghế ngồi.

Câu 10: Mô hình robot gồm bao nhiêu chi tiết tấm tam giác?

  • A. 12
  • B. 10
  • C. 8
  • D. 6

Câu 11: Trong số những đáp án dưới đây, đâu là đồ chơi dân gian?

  • A. Cờ cá ngựa.
  • B. Con cù quay.
  • C. Cờ vua.
  • D. Đầu sư tử.

Câu 12: Đèn ông sao thường xuất hiện trong dịp nào?

  • A. Tết nguyên đán.
  • B. Tết dương lịch.
  • C. Tết Ông Công Ông Táo.
  • D. Tết trung thu.

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây là sai?

  • A. Đồ chơi dân gian được làm thủ công.
  • B. Chỉ thợ thủ công mới có khả năng làm đồ chơi dân gian.
  • C. Đồ chơi dân gian là thứ đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.
  • D. Mọi người đều có thể làm đồ chơi dân gian.

Câu 14: Làm cánh chong chóng gồm bao nhiêu bước?

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3

Câu 15: Đâu không phải một trong những cách làm chong chóng quay?

  • A. Cầm chong chóng và chạy
  • B. Để ban công có gió
  • C. Lấy miệng thổi.
  • D. Để trong phòng.

Câu 16: Sắp xếp các bước sau đây một cách hợp lý để làm đèn lồng bằng giấy nhún lò xo?

  1. Cắm cố định đoạn kẽm làm đế cắm nến vào phần đế carton và dán vào đèn.
  2. Quấn đoạn dây kẽm vào đũa tre để làm lõi cắm nến.
  3. Lấy 1 tấm bìa cứng, cắt thành hình tròn để làm phần đế cho chiếc đèn. Dùng băng dính để cố định thân cho chiếc đèn.
  4. Xếp nhúng tờ giấy để tạo hình dáng cho chiếc đèn lồng. Sau đó quấn thành hình vòng tròn.
  5. Xếp chồng lên nhau như gấp quạt giấy theo chiều dài của tờ giấy.
  6. Cắt giấy theo khổ 40 x 50 cm hoặc 38 x 48 cm tuỳ vào sở thích.
  • A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
  • B. 2, 4, 6, 5, 3, 1.
  • C. 5, 4, 3, 2, 1, 6.
  • D. 6, 5, 4, 3, 2, 1.

Câu 17: Ý nghĩa của chong chóng tại Việt Nam?

  • A. Nhớ về những khoảnh khắc yên bình trong gió lộng mát lành.
  • B. Mang nét làn gió đến với người dân Việt Nam.
  • C. Dùng để thắp sáng và trang trí.
  • D. Mang lại sự ấm no với mọi nhà.

Câu 18: Có bao nhiêu bước làm đèn lồng?

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3

Câu 19: Đâu không phải lưu ý khi hoàn thành xong sản phẩm đèn lồng?

  • A. Thu dọn và vệ sinh chỗ học tập sau khi làm xong sản phẩm.
  • B. Chuẩn bị đồ dùng và vật liệu để làm đèn lồng.
  • C. Sử dụng tiết kiệm vật liệu.
  • D. Kiểm tra độ chắc chắn của đèn lồng.

Câu 20: Ý kiến nào dưới đây là sai?

  • A. Mất 1 tháng để hoàn thành một chiếc đèn lồng giấy.
  • B. Đèn lồng loại đơn giản được làm bằng giấy và gắn nến bên trong.
  • C. Đèn lồng giấy là một loại đèn quen thuộc đối với nền văn hóa Á Đông.
  • D. Đèn lồng giấy có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cũng như cách thức chế tạo khác nhau.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác