Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ý nghĩa câu danh ngôn: "Bạn phải biết mình muốn thứ gì thì mới đạt được nó"
- A. Cố gắng sẽ đạt được mọi thứ
- B. Bạn muốn đạt được nó thì phải đoàn kết
- C. Phải biết mình đang làm gì
D. Biết bản thân mình cần cái gì, xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện chắc chắn sẽ đạt được
Câu 2: Trong lý thuyết thiết lập mục tiêu thì khi đưa ra mục tiêu không xét đến yếu tố nào?
- A. Tính cụ thể
B. Hiệu suất thấp
- C. Sự phản hồi
- D. Tính thách thức
Câu 3: Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn K là gì?
- A. Giúp bạn K có định hướng
- B. Giúp bạn K có sức khỏe tốt
- C.Giúp bạn K có vóc dáng đẹp
D. Giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.
Câu 4: Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn S là gì?
- A. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng
- B. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để học tập
- C. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.
D. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.
Câu 5: Theo mô hình SMART S là:
- A. Tính cụ thể
B. Tính đo lường được
- C. Tính khả thi
- D. Thời hạn cụ thể
Câu 6: Theo mô hình SMART R là:
- A. Tính cụ thể
- B. Tính đo lường được
- C. Tính khả thi
D. Tính thực tế
Câu 7: Nguyên tắc SMART là nguyên tắc giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là viết tắt của 5 yếu tố:
A. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
- B. Specafic (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
- C. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainabe (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
- D. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevan (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
Câu 8: Mục tiêu là những bước cần thiết để .....
A. Đạt được mục đích
- B. Chúng ta phát triển
- C. Cân bằng cuộc sống
- D. Hoàn thiện bản thân
Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp các đối tượng nào?
A. Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người tàn tật
- B. Trẻ em, phụ nữ mang thai, người nghèo
- C. Phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, người cao tuổi
- D. Người cao tuổi, trẻ em bị tàn tật, người nghèo
Câu 10: Em hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ gì?
A. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
- B. Cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia cho bất cứ ai có yêu cầu.
- C. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Chủ tịch UBND xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra
- D. Chỉ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho Công an xã nơi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra
Câu 11: Anh (chị) hãy cho biết Chủ tịch UBND cấp xã phải ra quyết định cấm tiếp xúc trong khoản thời gian nào khi nơi đó có hành vi bạo lực gia đình xảy ra?
- A. Không quá 05 ngày
- B. Không quá 04 ngày
C. Không quá 03 ngày
- D. Không quá 02 ngày
Câu 12: Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?
- A. Từ 07/01/2008
B. Từ 01/7/2008
- C. Từ 07/01/2009
- D. Từ 01/7/2009
Câu 13: Theo Luật Bình đẳng giới nội dung về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được quy định như thế nào?
- A. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
- B. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
C. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.
- D. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ chưa có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.
Câu 14: Trách nhiệm của gia đình được quy định trong Luật Bình đẳng giới là gì?
- A. Bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình
B. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới
- C. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam
- D. Gia đình là điểm tựa cho các con học tập và phát triển
Câu 15: Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình
- B. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật
- C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình
- D. Không có quyền lực gì đáng kể
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?
- A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
- B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí
- D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất
Câu 17: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân chính?
A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 18: Có mấy bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?
- A. 4
B. 5
- C. 6
- D. 7
Câu 19: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?
- A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới
B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em
- C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình
- D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa
Câu 20: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
- A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp
- B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm
C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ
- D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”
Bình luận