Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên tắc SMART là nguyên tắc giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là viết tắt của 5 yếu tố:

  • A. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
  • B. Specafic (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
  • C. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainabe (Tính khả thi) / Relevant (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)
  • D. Specific (Tính cụ thể) / Measurable (Tính đo lường)/Attainable (Tính khả thi) / Relevan (Tính liên quan) / Timely (Tính thời điểm)

Câu 2: Khái niệm mục tiêu?

  • A.Mục tiêu thường sẽ có thời hạn ngắn và có những công việc cụ thể được đề ra.
  • B. Mục tiêu là những bước hành động cụ thể để đạt được mục đích. Mục tiêu thường sẽ có thời hạn ngắn và có những công việc cụ thể được đề ra.
  • C. Mục tiêu là những bước hành động cụ thể 
  • D.Mục tiêu là những công việc cụ thể được đề ra.

Câu 3: SMART có thể đóng vai trò như thế nào?

  • A. quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • B. quan trọng và nhưng chưa đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • C. quan trọng khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • D.Đem lại lợi ích trong thiết lập mục tiêu.

Câu 4: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?

  • A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm .
  • C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
  • D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập.

Câu 5: Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn P là gì?

  • A. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng, động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà; giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.
  • B. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng.
  • C. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà.
  • D. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.

Câu 6: Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn K là gì?

  • A. Giúp bạn K có định hướng.
  • B. Giúp bạn K có sức khỏe tốt.
  • C.Giúp bạn K có vóc dáng đẹp.
  • D. Giúp bạn K có định hướng, động lực để thực hiện việc tập thể dục, nâng cao sức khỏe của bản thân.

Câu 7: Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình,  lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn S là gì?

  • A. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng.
  • B. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để học tập.
  • C. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.
  • D. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn S có định hướng, động lực để thực hiện việc: sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc trong phòng.

Câu 8: Theo mô hình  SMART S là:

  • A. Tính cụ thể.
  • B. Tính đo lường được.
  • C. Tính khả thi.
  • D. Thời hạn cụ thể.

Câu 9: Theo mô hình  SMART R là:

  • A. Tính cụ thể.
  • B. Tính đo lường được.
  • C. Tính khả thi.
  • D. Tính thực tế.

Câu 10: Hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

  • A. Từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
  • B. Từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
  • C. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng..
  • D. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 11: Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử phạt bao nhiêu?

  • A. Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
  • B. Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng..
  • C. Từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
  • D. Từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng..

Câu 12: Người có mặt tại nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm gì?

  • A. Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình..
  • B. Đi chổ khác vì có thể bị liên lụy.
  • C. Gọi thêm người đến để chứng kiến vụ việc.
  • D. Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết.

Câu 13: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá bao nhiêu ngày?

  • A. 01 ngày.
  • B. 03 ngày.
  • C. 05 ngày.
  • D. 09 ngày.

Câu 14: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm?

  • A. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
  • B. Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
  • C. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
  • D. Nhà ở của nạn nhân; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cơ sở bảo trợ xã hội; Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

Câu 15: Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là?

  • A. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được giải tỏa tâm lý.
  • B. Là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
  • C. Là nơi nạn nhân bạo lực gia đình được vay vốn làm ăn, được hỗ trợ nơi ở và những điều kiện cần thiết khác để phục vụ nhu cầu thiết yếu khác.
  • D. Là nơi tư vấn pháp lý và tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình.

Câu 16: Em hãy đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống dưới đây và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?

Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình như sau:

(1) Liệt kê các khoản cần chi như mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật

(2) Cân nhắc trước khi chi tiết như việc quan trọng, cấp thiết mới chi

(3) Để dành từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi tuần, cho vào Hộp tiết kiệm

  • A. Bạn Khánh có cách tiết kiệm quá mức và không thiết thực.
  • B. Bạn Khánh có cách tiết kiệm khá hà tiện và chưa phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
  • C. Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
  • D. Đáp án khác

Câu 17: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
  • B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
  • C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
  • D. Đáp án khác.

Câu 18: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?

  • A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới.
  • B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em.
  • C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình.
  • D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa.

Câu 19: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

  • A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.
  • B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
  • C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
  • D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ.
  • B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có.
  • C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu.
  • D. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác