Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 kết nối tri thức cuối học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mục tiêu là những bước cần thiết để .....

  • A. Đạt được mục đích.
  • B. Chúng ta phát triển
  • C. Cân bằng cuộc sống
  • D. Hoàn thiện bản thân

Câu 2: Khái niệm mục tiêu?

  • A.Mục tiêu thường sẽ có thời hạn ngắn và có những công việc cụ thể được đề ra
  • B. Mục tiêu là những bước hành động cụ thể để đạt được mục đích. Mục tiêu thường sẽ có thời hạn ngắn và có những công việc cụ thể được đề ra
  • C. Mục tiêu là những bước hành động cụ thể 
  • D.Mục tiêu là những công việc cụ thể được đề ra

Câu 3: SMART có thể đóng vai trò như thế nào?

  • A. quan trọng và đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • B. quan trọng và nhưng chưa đem lại lợi ích vượt trội khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • C. quan trọng khi bạn áp dụng phù hợp trong thiết lập mục tiêu.
  • D.Đem lại lợi ích trong thiết lập mục tiêu.

Câu 4: Việc xác định mục tiêu giúp mỗi người như thế nào?

  • A. Có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
  • B. Có định hướng, động lực, trách nhiệm 
  • C. Xác định mục tiêu giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra; từ đó, giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống.
  • D. Giúp mỗi người có thể đến gần hơn với thành công, tích luỹ được kinh nghiệm trong học tập

Câu 5:  Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200 000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà, lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân của bạn P là gì?

  • A. Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng, động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà; giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.
  • B.  Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có định hướng
  • C.  Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P có động lực để thực hiện việc tiết kiệm tiền nhằm mua quà tặng mừng thọ ông bà
  • D.  Việc đặt mục tiêu cá nhân giúp bạn P giúp P tránh chi tiêu lãng phí vào những khoản không cần thiết.

Câu 6: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?

  • A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần
  • B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục
  • C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế
  • D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi

Câu 7: Theo Luật Bình đẳng giới nội dung về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được quy định như thế nào?

  • A. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
  • B. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam
  • C. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.

Câu 8: Trách nhiệm của gia đình được quy định trong Luật Bình đẳng giới là gì?

  • A. Bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
  • B. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
  • C. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam. 

Câu 9: Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?

  • A. Từ 07/01/2008
  • B. Từ 01/7/2008
  • C. Từ 07/01/2009
  • D. Từ 01/7/2009

Câu 10: Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?

  • A.  Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
  • B.  Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
  • C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
  • D. Không có quyền gì

Câu 11: Có mấy loại kế hoạch tài chính cá nhân chính?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 12: Có mấy bước lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Quản lý chi tiêu là dùng tiền để mua nhiều đồ hiệu, xa xỉ
  • B. Quản lý chi tiêu là tiêu hết số tiền mà mình đang có
  • C. Quản lý chi tiêu là hà tiện, giảm tối đa mức độ chi tiêu
  • D. Quản lý chi tiêu là biết sử dụng tiền một cách hợp lí

Câu 14: Tại sao trong bản kế hoạch phải có nội dung các khoản chi?

  • A. Để chi tiêu hợp lí, hiệu quả, đúng kế hoạch
  • B. Để có thể tiêu ít tiền hơn dự tính
  • C. Để có thể tiêu nhiều hơn dự tính
  • D. Để giải thích với cha mẹ hiểu

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quản lí chi tiêu?

  • A. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và chắt bóp
  • B. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và tằn tiện
  • C. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho hiệu quả và hợp lí
  • D. Quản lí chi tiêu là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối và có nhiều lợi ích nhất

Câu 16: "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy" là ngày nào sau đây?

  • A. Ngày 10 tháng 4 hàng năm.
  • B. Ngày 14 tháng 10 hàng năm.
  • C. Ngày 14 tháng 4 hàng năm.
  • D. Ngày 4 tháng 10 hàng năm.

Câu 17: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?

  • A. Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
  • B. Sản xuất, tàng trữ, mua bán và đốt pháo nổ.
  • C. Cưa bom, mìn, đạn để lấy thuốc súng, sắt phế liệu.
  • D. Chơi nghịch với vũ khí, bom, mìn hoặc vật liệu nổ.

Câu 18: Nhà nước nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  • B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng xăng, dầu, ga.
  • C. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác.
  • D. Tuyên truyền mọi người thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy.

Câu 19: Hành vi, việc làm nào sau đây KHÔNG vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

  • A. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ
  • B. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ
  • C. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn
  • D. Đốt rừng trái phép

Câu 20: Theo em, những hành vi/ việc làm nào sau đây vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

a. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ

b. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ

c. Đốt rừng trái phép

d. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn

e. Cho người khác mượn vũ khí

g. Báo cháy giả

  • A. a, b, c, d.
  • B. b, c, d, e.
  • C. a, b, e, g.
  • D. a, d, e, g.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác