Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

  • A. Cần cù lao động.
  • B. Tôn sư trọng đạo.
  • C. Nhân ái, yêu thương con người.
  • D. Yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm.

Câu 2: Các truyền thống của dân tộc Việt Nam không mang lại giá trị nào sau đây?

  • A. Là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
  • B. Hòa tan các giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
  • C. Nuôi dưỡng, hình thành những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
  • D. Là tài sản quý báu được tổ tiên tạo dựng, lưu truyền từ ngàn xưa đến nay.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

  • A. Phê phán, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
  • B. Thái độ thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc.
  • C. Có thái độ và hành động phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.
  • D. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng dân tộc.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống dân tộc?

  • A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào.
  • B. Truyền thống dân tộc là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
  • C. Giữ gìn truyền thống là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.
  • D. Truyền thống dân tộc là tài sản quý báu được tổ tiên tạo dựng, lưu truyền.

Câu 5: Hành vi nào sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

  • A. Chị K từ chối tham gia hoạt động thiện nguyện ở địa phương.
  • B. Gia đình và X lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.
  • C. Học sinh lớp 8A tham gia dâng hương để tưởng nhớ các vua Hùng.
  • D. Anh T chê bai những người mặc trang phục truyền thống là lạc hậu.

Câu 6: Trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường Trung học cơ sở X tổ chức, bạn H cùng nhóm bạn hăng hái sưu tầm tư liệu, hình ảnh để chuẩn bị tham gia dự thi với đề tài “Truyền thống tôn sư trọng đạo”. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia tìm hiểu với nhóm bạn của H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.
  • B. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.
  • C. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.
  • D. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc?

  • A. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống là không phù hợp.
  • B. Bắt chước thần tượng trong phim ảnh, mạng xã hội… thiếu sự chọn lọc.
  • C. Tích cực tìm hiểu về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
  • D. Từ chối tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa do địa phương tổ chức.

Câu 8: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện X tổ chức cuộc thi viết về “Truyền thống dân tộc trong đời sống thế hệ trẻ”, bạn P không muốn tham gia vì cho rằng học sinh chỉ nên tập trung cho việc học tập. Nếu là bạn cùng lớp với P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • B. Khuyên bạn P nên tích cực hưởng ứng cuộc thi.
  • C. Đồng tình với bạn P vì ý kiến này rất hợp lí.
  • D. Chê bai P vì P thiếu ý thức giữ gìn truyền thống.

Câu 9: Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

Tình huống: Anh M, chị V và chị C đều là du học sinh, hiện đang sinh sống và học tập tại Pháp. Vào dịp Tết cổ truyền, anh M đề xuất ý tưởng cùng nhóm bạn trong câu lạc bộ du học sinh tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Chị V và chị C không tán thành với ý tưởng này, hai chị cho rằng: “Trong văn hóa phương Tây không có Tết Nguyên đán, chúng ta đang học tập tại Pháp, nên sinh hoạt theo văn hóa của họ”.

  • A. Chị V.
  • B. Chị C.
  • C. Anh M.
  • D. Chị V và C.

Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

  • A. Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán,…
  • B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có.
  • D. Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình.
  • C. Cần phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

Câu 11: Pizza là món ăn có xuất xứ từ quốc gia nào?

  • A. Việt Nam.
  • B. I-ta-li-a.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Hoa Kỳ.

Câu 12: Nội dung nào sau đây là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Nhật Bản?

  • A. Mặc Kimono vào dịp lễ tết, cưới hỏi,…
  • B. Tổ chức lễ hội Té nước vào dịp đầu năm.
  • C. Mặc Hanbok vào dịp lễ tết, cưới hỏi,…
  • D. Sử dụng kim chi trong bữa ăn hằng ngày.

Câu 13: Một trong những lễ hội truyền thống của người Thái, Lào và người Khơ-me là

  • A. Lễ hội Té nước.
  • B. Lễ hội hoa anh đào.
  • C. Lễ hội Rio Carnival.
  • D. Lễ hội pháo hoa Busan.

Câu 14: Lễ hội nào dưới đây là nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (Việt Nam)?

  • A. Lễ Cấp sắc.
  • B. Lễ hội Té nước.
  • C. Lễ hội cồng chiêng.
  • D. Lễ khai ấn đền Trần.

Câu 15: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Bạn K và N cùng đi xem văn nghệ ở trường. Khi đến tiết mục văn nghệ của lớp 8A, bạn P (người dân tộc Tày) đã biểu diễn tiết mục hát Then “Lạng Sơn quê em” bằng tiếng Tày. Bạn K tập trung lắng nghe, nhưng bạn N lại cười đùa với một số bạn khác. Không những thế N còn hỏi bạn K: “Này, bạn P hát xì xồ như thế, cậu có hiểu gì không mà nghe chăm chú thế?”.

Câu hỏi: Trong tình huống trên, chủ thể nào đã có thái độ và hành động không phù hợp với việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa?

  • A. Hai bạn K và N.
  • B. Bạn P.
  • C. Bạn K.
  • D. Bạn N.

Câu 16: Bạn V (có bố là người An-giê-ri) mới chuyển đến học tập tại trường Trung học cơ sở X, bạn được xếp vào lớp 8A. Khi V đang giới thiệu về mình, bạn T đã cười cợt và thì thầm với các bạn xung quanh rằng: “Sao bạn này đen thế nhỉ, nhìn là không muốn chơi cùng rồi”. Nếu là bạn cùng lớp với V và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Cùng với bạn T trêu chọc về màu da của bạn V.
  • B. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.
  • C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn V.
  • D. Khuyên T không nên trêu chọc V; động viên, giúp đỡ V.

Câu 17: Câu ca dao “Khi ăn thì sấn cổ vào/ Khi làm cả thảy xé rào chạy khan” muốn phê phán thái độ nào?

  • A. Nhỏ nhen, ích kỉ.
  • B. Hà tiện, keo kiệt.
  • C. Kiêu căng, tự mãn.
  • D. Lười biếng lao động.

Câu 18: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cần cù, sáng tạo trong học tập, lao động?

  • A. Khi gặp bài toán khó, bạn K không suy nghĩ mà mở sách giải ra để chép.
  • B. Bạn M tái chế phế liệu thành vật dụng để dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
  • C. Bạn T làm những việc bố mẹ giao một cách qua loa, hời hợt cho xong.
  • D. Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè.

Câu 19: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Chính quyền địa phương bạn A đang phát động phong trào đan nan tre để làm các sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Bạn A cũng tập làm thử. Thế nhưng, cứ mỗi lần đan nan tre, bàn tay của bạn A lại bị đau. Chỉ làm được vài phút, bạn A lại chán nản và bỏ ngang công việc, đi xem truyện tranh hoặc ti vi. Đã một tuần trôi qua, bạn A vẫn chưa làm được sản phẩm nào hoàn chỉnh.

Câu hỏi: Nếu là bạn thân của A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không liên quan gì đến mình.
  • B. Khuyên A nên từ bỏ, không tham gia phong trào đan nan tre nữa.
  • C. Khuyên A nên chăm chỉ và học hỏi kinh nghiệm của mọi người.
  • D. Mắng nhiếc và phê bình A gay gắt vì đã lười biếng trong lao động.

Câu 20: Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây đã thể hiện thái độ cần cù, sáng tạo trong học tập?

Tình huống. Tuy đã giải được bài toán khó, nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn. Thấy vậy, bạn C góp ý với M rằng: “Chỉ cần giải theo một cách quen thuộc để tìm ra đáp án đúng là được rồi, việc cậu suy nghĩ thêm cách giải là tốn công vô ích”.

  • A. Bạn M.
  • B. Bạn C.
  • C. Cả hai bạn M và C.
  • D. Không có bạn học sinh nào.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác