Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều Ôn tập chủ đề 7 + 8 (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều Ôn tập chủ đề 7+8 - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7 + 8 (PHẦN 2)
Câu 1: Kết quả của giảm phân tạo ra
- A. Tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể 2n.
- B. Trứng có bộ nhiễm sắc thể n
- C. Tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n.
D. Giao tử có một nửa bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ.
Câu 2: Hãy cho biết: Bạn có thể tìm thấy một phân tử lớn có chứa nhóm phosphate gắn với hai chuỗi acid béo ở đâu?
- A. tế bào chất
- B. ribosome
C. màng tế bào
- D. DNA
Câu 3: Công nghệ tế bào không dựa trên nguyên lí nào?
- A. Khả năng biệt hóa của tế bào
- B. Khả năng phản biệt hóa của tế bào
- C. Tính toàn năng của tế bào
D. Khả năng phân bào giảm nhiễm của tế bào
Câu 4: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là
- A. Có xảy ra tiếp hợp NST
- B. Thể hiện bản chất giảm phân
C. Tương tự như quá trình nguyên phân
- D. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì
Câu 5: Hãy xác định: Đâu không phải là ý nghĩa của nhân bản vô tính là gì?
A. Tạo ra các động vật biến đổi gen.
- B. Tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
- C. Tạo ra những cá thể mới có bộ gen của cá thể gốc.
- D. Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
Câu 6: Những cytokine nào đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của bệnh lý và viêm toàn thân
- A. IL-2 và IL-15
B. TNF và IL-1
- C. IL-10 và TGFa
- D. IL-12 và IL-13
Câu 7: Thời gian của một chu kì tế bào được xác định bằng:
A. Thời gian các pha của chu kì tế bào (G1 + S + G2 + M )
- B. Thời gian sống và phát triển của tế bào
- C. Thời gian phân chia của tế bào chất
- D. Thời gian của quá trình nguyên phân
Câu 8: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là
- A. Là tập trung các gen trội có lợi vào những cơ thể dùng làm giống
- B. Là tập trung những gen lạ vào một cơ thể để tạo giống mới
C. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.
- D. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống
Câu 9: Chất truyền tin là
- A. Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề
B. Các chất hóa học làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa
- C. Các chất hóa học liên kết giữa các tế bào làm nhiệm vụ truyền tin mà đích của chúng là các tế bào liền kề
- D. Các chất hóa học làm nhiệm vụ mà đích của chúng là các tế bào liền kề và ở xa
Câu 10: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra
- A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép
B. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép
- C. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn
- D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn
Câu 11: Trường hợp nào sau đây thuộc phân bào nguyên phân?
- A. Tế bào có bộ NST 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST n
- B. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn mới
- C. Tế bào có bộ NST 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n
D. Tế bào có bộ NST 3n tạo ra các tế bào con có bộ NST 3n
Câu 12: Công nghệ tế bào bao gồm các chuyên ngành nào sau đây?
A. Công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật
- B. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ di truyền học
- C. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào và công nghệ sản xuất các chất hoạt tính từ tế bào động vật, thực vật
- D. Công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật
Câu 13: Đâu là phát biểu sai: Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật?
A. Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.
- B. Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
- C. Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.
- D. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen
Câu 14: Quá trình phân chia nhân trong một chu kì nguyên phân bao gồm
A. Bốn kỳ
- B. Hai kỳ
- C. Một kỳ
- D. Ba kỳ
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Để hoạt động, tất cả các phân tử tín hiệu ngoại bào phải được vận chuyển bởi các thụ thể của chúng qua màng sinh chất vào bào tương
B. Các phân tử tín hiệu ngoại bào ưa nước phải liên kết với một thụ thể màng để truyền tín hiệu đến một tế bào đích làm thay đổi hoạt động của nó
- C. Một thụ thể màng chỉ có khả năng gắn với một loại phân tử tín hiệu dẫn đến chỉ một loại đáp ứng tế bào
- D. Bất kì chất lạ nào liên kết với thụ thể của một phân tử tín hiệu bình thường sẽ luôn tạo ra đáp ứng tương tự phân tử tín hiệu trên cùng loại tế bào
Câu 16: Hiện tượng xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân là
A. Các NST bắt đầu co xoắn lại
- B. Thoi phân bào bắt đầu tiêu biến
- C. NST dãn xoắn
- D. Màng nhân xuất hiện
Câu 17: Cho biết: Phương pháp nào sau không tạo ra được nguồn biến dị di truyền?
- A. Cho các cá thể cùng loài có kiểu gen khác nhau lai với nhau.
- B. Chuyển gen từ loài này sang loài khác.
- C. Dung hợp tế bào trần khác loài.
D. Cấy truyền phôi.
Câu 18: Để có đủ cây trồng trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?
- A. Tế bào rễ.
- B. Mô sẹo và tế bào rễ.
C. Mô phân sinh.
- D. Mô.
Câu 19: Trong công nghệ tế bào, người ta dùng tác nhân nào để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chính?
- A. Tia tử ngoại.
- B. Tia X.
- C. Xung điện.
D. Hormon sinh trưởng.
Câu 20: Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là
- A. G2, G2, S
- B. S, G2, G1
C. G1, S, G2
- D. S, G1, G2
Câu 21: Ở một loài người ta thấy cơ thể sản sinh ra loại giao tử có ký hiệu AB DE h X. Loài này có số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là
- A. 4
B. 8
- C. 12
- D. 10
Câu 22: Nguyên liệu nào sau đây không dùng làm nguyên liệu đầu vào công nghệ vi nhân giống cây trồng?
- A. Mô phân sinh đỉnh
- B. Thân cây
- C. Lá cây
D. Mô bần
Câu 23: Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Giả sử trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là
A. 9600 phân tử.
- B. 26998 phân tử.
- C. 24000 phân tử.
- D. 48000 phân tử.
Câu 24: Ở kì nào của giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào?
- A. Kì đầu
B. Kì sau
- C. Kì cuối
- D. Kì giữa
Câu 25: Trong giảm phân, tế bào sinh dục ở thời kì chín có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội trải qua
- A. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
- B. 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
C. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 2 lần phân bào liên tiếp.
- D. 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể và 1 lần phân bào liên tiếp.
Bình luận