Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 10 cánh diều học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự hoạt hóa các phân tử trong tế bào diễn ra như nào?

  • A. Theo thứ tự, từ phân tử này đến phân tử kia
  • B. Không theo thứ tự
  • C. Ngẫu nhiên
  • D. Theo trình tự lớn đến nhỏ

Câu 2: Quá trình truyền thông tin từ phân tử tín hiệu còn được gọi là gì?

  • A. Quá trình khuếch đại thông tin
  • B. Quá trình xử lý thông tin
  • C. Quá trình trao đổi thông tin
  • D. Quá trình hoạt động

Câu 3: Sự truyền tin nội bào dẫn đến sự thay đổi gì trong tế bào?

  • A. Tăng cường phiên mã
  • B. Tăng cường dịch mã
  • C. Tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Trong quá trình gì, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể làm thay đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hóa thụ thể?

  • A. Quá trình tiếp nhận
  • B. Quá trình hoạt động
  • C. Quá trình xử lý
  • D. Quá trình truyền tin nội bào

Câu 5: Trong quá trình gì, thụ thể được hoạt hóa sẽ hoạt hóa các phân tử nhất định trong tế bào theo chuỗi tương tác tới các phân tử đích

  • A. Quá trình tiếp nhận
  • B. Quá trình hoạt động
  • C. Quá trình xử lý
  • D. Quá trình truyền tin nội bào

Câu 6: Quá trình phân chia nhân trong một chu kỳ nguyên phân bao gồm

  • A. Một kỳ
  • B. Ba kỳ
  • C. Hai kỳ
  • D. Bốn kỳ

Câu 7: Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân

  • A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa.
  • B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối
  • C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối 
  • D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối

Câu 8: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây ?

  • A. Kì trung gian
  • B. Kì giữa
  • C. Kì đầu
  • D. Kì cuối

Câu 9:  Kì trung gian không thuộc quá trình nguyên phân có hoạt động nào xảy ra?

  • A. Sinh tổng hợp các chất
  • B. Nhân đôi NST
  • C. Hình thành thoi vô sắc
  • D. Sinh tổng hợp các chất và nhân đôi NST

Câu 10: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ?

  • A. Màng nhân dần tiêu biến
  • B. NST dần co xoắn
  • C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào
  • D. Thoi phân bào dần xuất hiện

Câu 11: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là

  • A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào
  • B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
  • C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học
  • D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2? 

  • A. Màng nhân xuất hiện
  • B. Thoi tơ vô sắc biến mất
  • C. NST ở dạng sợi đơn
  • D. Các NST ở dạng sợi kép

Câu 13: Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra: 

  • A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn
  • B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép
  • C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép
  • D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn

Câu 14: Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là

  • A. 20    
  • B. 10    
  • C. 5    
  • D. 1

Câu 15: Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có

  • A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động
  • B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động
  • C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động
  • D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động

Câu 16: Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

  • A. Nuôi cấy hạt phấn
  • B. Nuôi cấy mô tế bào
  • C. Cấy truyền phôi
  • D. Nhân bản vô tính

Câu 17: Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

  • A. Biệt hóa và phản biệt hóa.
  • B. Nguyên phân liên tục.
  • C. Duy trì sự sống vĩnh viễn.
  • D. Giảm phân liên tục.

Câu 18: Biệt hóa là gì?

  • A. Là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới
  • B. Là quá trình một tế bào có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể
  • C. Là quá trình một tế bào phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể
  • D. Là quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng; từ đó phân hóa thành các mô, cơ quan đặc thù trong cơ thể

Câu 19: Tính toàn năng của tế bào là gì?

  • A. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô
  • B. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh 
  • C. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp
  • D. Khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường tự nhiên

Câu 20: Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.
  • B. Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bộ.
  • C. Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trông có kiểu gen đa dạng.
  • D. Cây truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.

Câu 21: Vì sao khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng?

  • A. Do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành sợi dài, xốp
  • B. Khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen......
  • C. Do các tế bào của khuẩn lạc phát triển
  • D. Không có đáp án nào đúng

Câu 22: Phương pháp hình thái thường được sử dụng để nhận biết nhóm nào?

  • A. Virus
  • B. Vi khuẩn
  • C. Vi sinh vật
  • D. Tế bào

Câu 23: Đâu là đặc điểm của vi khuẩn lạc nấm men?

  • A. Khô
  • B. Tròn đều
  • C. Lồi ở tâm
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 24: Hãy chọn đáp án đúng

  • A. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào đặc trưng
  • B. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào khác nhau
  • C. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào giống nhau
  • D. Mỗi nhóm vi sinh vật có hình thái tế bào có điểm chung

Câu 25: Các hợp chất tham gia cấu tạo và thực hiện các chức năng sống của tế bào vi sinh vật có thể được nhận biết thông qua gì?

  • A. Phản ứng vật lý
  • B. Phản ứng hóa học
  • C. Thí nghiệm vật lý
  • D. Thí nghiệm hóa học

Câu 26: Nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là nói đến sự sinh trưởng của

  • A. Từng vi sinh vật cụ thể
  • B. Quần thể vi sinh vật
  • C. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi sinh vật cụ thể hoặc cả quần thể vi sinh vật
  • D. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó

Câu 27: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua

  • A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể
  • B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể
  • C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể
  • D. Sự tăng lên về cả kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 28: Có một pha trong quá trình nuôi cấy không liên tục mà ở đó, số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh. Pha đó là

  • A. Pha tiềm phát
  • B. Pha lũy thừa
  • C. Pha cân bằng
  • D. Pha suy vong

Câu 29: Vi khuẩn E. coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút lại phân đôi một lần. Số tế bào của quần thể vi khuẩn E.coli có được sau 10 lần phân chia từ một tế bào vi khuẩn ban đầu là

  • A. 1024    
  • B. 1240    
  • C. 1420    
  • D. 200

Câu 30: Thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh gì?

  • A. Bệnh tim
  • B. Bệnh hô hấp
  • C. Bệnh nhiễm trùng
  • D. Bệnh đường ruột

Câu 31: Nhóm vi khuẩn lên men lactic được ứng dụng làm gì?

  • A. Sản xuất sữa chua
  • B. Sản xuất lactic
  • C. Muối chua rau, củ, quả, thịt, cá, tôm
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 32: Những vi sinh vật có khả năng tổng hợp celluase mạnh thương được ứng dụng làm gì?

  • A. Phân hủy xác thực vật làm phân bón hữu cơ
  • B. Phân hủy xác động vật
  • C. Phân hủy lương thực
  • D. Phân hủy thực phẩm

Câu 33: Khả năng phân giải của vi sinh vật trong tự nhiên có thể gây hại gì cho con người?

  • A. Sinh vật phân hủy làm hỏng lương thực
  • B. Làm hỏng thực phẩm như thịt cá, rau củ...
  • C. Làm hư hỏng và gây mất mĩ quan các vật dụng, đồ gỗ...
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 34: Con người có thể ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trong việc gì?

  • A. Xử lý ô nhiễm môi trường
  • B. Kết hợp để tạo ra các sản phẩn hóa chất
  • C. Kết hợp để tạo ra các sản phẩn nguyên liệu và nhiên liệu
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 35: Vi sinh vật có khả năng gì?

  • A. Phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các hợp chất vô cơ
  • B. Chuyển hóa các hợp chất hữu cơ
  • C. Phân giải các hợp chất vô cơ
  • D. Phân giải các hợp chất hữu cơ

Câu 36: Vi sinh vật nào sau đây được ứng dụng để sản xuất phomat?

  • A. Lactococcus lactis
  • B. Aspergillus oryzae
  • C. Bacillus thuringiensis
  • D. Saccharomyces cerevisiae

Câu 37: Trong sản xuất tương, nấm mốc Aspergillus oryzae có vai trò

  • A. tiết acid lactic để làm đông tụ tinh bột và protein trong đậu tương.
  • B. tiết độc tố để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương.
  • C. tiết enzyme ngoại bào thủy phân tinh bột và protein trong đậu tương.
  • D. tiết chất kháng sinh để ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng tương

Câu 38: Để sản xuất chất kháng sinh, người ta thường sử dụng chủ yếu những nhóm vi sinh vật nào sau đây?

  1. Xạ khuẩn
  2. Vi khuẩn
  3. Động vật nguyên sinh
  4. Nấm
  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (2), (4)
  • C. (2), (3)
  • D. (1), (4)

Câu 39: Tại sao vi khuẩn Bacillus thuringiensis được sử dụng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

  • A. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng sinh ra độc tố để tiêu diệt côn trùng
  • B. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngkí sinh và làm chết côn trùng
  • C. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự sinh sản của côn trùng
  • D. Vì vi khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năngức chế sự di chuyển của côn trùng

Câu 40: Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học chủ yếu dựa vào

  • A. vi khuẩn tự dưỡng kí sinh và vi khuẩn nitrat hóa
  • B. vi khuẩn tự dưỡng cộng sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa
  • C. vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh và vi khuẩn nitrat hóa
  • D. vi khuẩn dị dưỡng kí sinh và vi khuẩn phản nitrat hóa

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác