Trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì II(P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì 2(P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quân nhân phải thực hiện mấy lời thề danh dự?
A. 10 lời thề danh dự.
- B. 11 lời thề danh dự.
- C. 12 lời thề danh dự.
- D. 9 lời thề danh dự.
Câu 2: Quân nhân phải thực hiện bao nhiêu điều kỉ luật?
- A. 10 điều kỉ luật.
- B. 11điều kỉ luật.
C. 12 điều kỉ luật.
- D. 13điều kỉ luật.
Câu 3: “Giữ gìn vũ khí, trang bị, tài sản của quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công, không tham ô, lãng phí” - đó là
- A. chức năng của quân nhân.
- B. vai trò của quân nhân.
- C. tiêu chuẩn của quân nhân.
D. chức trách của quân nhân.
Câu 4: “Chấp hành đúng chính sách đối với tù binh, hàng binh, tích cực tiến hành công tác tuyên truyền đặc biệt” - đó là
- A. vai trò của quân nhân.
- B. chức năng của quân nhân.
- C. tiêu chuẩn của quân nhân.
D. chức trách của quân nhân.
Câu 5:Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều có ý nghĩa như thế nào?
A. Di chuyển đội hình, vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.
- B. Điều chỉnh đội hình trong khi đi đều được nhanh chóng và trật tự.
- C. Di chuyển vị trí ở cự li ngắn và điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.
- D. Vận dụng khi học tập, sinh hoạt ngoài trời được trật tự và thống nhất.
Câu 6: “Điều chỉnh đội hình trong khi đang đi đều được nhanh chóng và trật tự” - đó là ý nghĩa của động tác nào dưới đây?
- A. Đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều.
B. Giậm chân, đứng lại, đổi chân, đi đều chuyển sang giậm chân.
- C. Tiến, lùi, qua phải, qua trái.
- D. Ngồi xuống, đứng dậy.
Câu 7: Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái có ý nghĩa như thế nào?
- A. Di chuyển đội hình, vị trí có trật tự, biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh.
- B. Điều chỉnh đội hình trong khi đi đều được nhanh chóng và trật tự.
C. Di chuyển vị trí ở cự li ngắn và điều chỉnh đội hình được trật tự, thống nhất.
- D. Vận dụng khi học tập, sinh hoạt ngoài trời được trật tự và thống nhất.
Câu 8: Động tác ngồi xuống, đứng dậy được vận dụng khi
A. học tập, sinh hoạt ngoài trời hoặc trong hội trường (không có ghế).
- B. di chuyển vị trí, đội hình trong cự li ngắn từ năm bước trở lại.
- C. di chuyển vị trí, đội hình trong cự li dài từ năm bước trở lên.
- D. đứng trong đội hình cho đỡ mỏi mà vẫn giữ tư thế nghiêm chỉnh.
Câu 9: Động tác chạy đều, đứng lại có ý nghĩa như thế nào?
A. Di chuyển đội hình trong cự li ngắn từ 5 bước trở lại.
B. Vận động hành tiến được nhanh chóng và thống nhất.
- C. Điều chỉnh đội hình khi đang đi đều được nhanh chóng.
- D. Biểu thị tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh.
Câu 10: Khẩu lệnh “Tiểu đội X thành 1 hàng ngang - Tập hợp”,
A. có cả dự lệnh và động lệnh.
- B. chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- C. chỉ có dự lệnh, không có động lệnh.
- D. không có cả dự lệnh và động lệnh.
Câu 11: Khẩu lệnh “Điểm số”,
- A. có cả dự lệnh và động lệnh.
B. chỉ có động lệnh, không có dự lệnh.
- C. chỉ có dự lệnh, không có động lệnh.
- D. không có cả dự lệnh và động lệnh.
Câu 12: Trong tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang, trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải
- A. hô “Thôi” cho tiểu đội nghỉ.
- B. hô “giải tán” cho tiểu đội tản ra.
- C. quay bên phải, đi đến chính giữa đội hình.
D. hô cho tiểu đội đứng nghiêm.
Câu 13: Trong tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng ngang, khi đứng trong đội hình,
- A. các số lẻ đứng hàng dưới, các số chẵn đứng hàng trên.
- B. cự li giữa hàng trên và hàng dưới là 2 m.
C. các số lẻ đứng hàng dưới, các số chẵn đứng hàng trên.
- D. cự li giữa hàng trên và hàng dưới là 2 - 3 m.
Câu 14: Khi thực hiện động tác đi khom cao, chiến sĩ cần chú ý điều gì?
- A. Đầu nhấp nhô.
- B. Đi nhún nhảy (mổ cò).
- C. Mặt luôn cúi xuống đất.
D. Mang đeo trang bị gọn gàng.
Câu 15: Điểm khác biệt của động tác bò cao 2 chân 2 tay so với bò cao 2 chân 1 tay là gì?
- A. Súng cầm trên tay.
B. Súng đeo ở sau lưng.
- C. Hai tay ôm vũ khí, khí tài.
- D. Nòng súng hướng lên trên.
Câu 6: Sau khi garo, cứ 30 phút cần nới garo 1 lần và không để garo quá
- A. 1 - 2 giờ.
B. 3 - 4 giờ.
- C. 5 - 6 giờ.
- D. 7 - 8 giờ.
Câu 17: “Làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi nạn nhân ngạt thở” - đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Hô hấp nhân tạo.
- B. Cố định xương gãy.
- C. Băng vết thương.
- D. Chuyển thương.
Câu 18: Bế, cõng, vác thường được áp dụng để chuyển thương trong trường hợp nào?
- A. Vết thương nặng.
- C. Di chuyển quãng đường dài.
C. Di chuyển quãng đường ngắn.
- D. Nạn nhân bị tổn thương cột sống.
Câu 19: Trong trường hợp nào dưới đây, chúng ta nên vận dụng kĩ thuật chuyển thương bằng cáng?
A. Vết thương nặng, di chuyển quãng đường dài.
- B. Vết thương nhẹ, di chuyển quãng đường ngắn.
- C. Vết thương nhẹ, di chuyển quãng đường dài.
- D. Vết thương nặng, di chuyển quãng đường ngắn.
Câu 21: Không sử dụng kĩ thuật băng ép khi nạn nhân bị loài rắn nào cắn?
- A. Rắn cạp nong.
- B. Rắn hổ mang chúa.
- C. Rắn biển.
D. Rắn lục.
Câu 22: Khi sơ cứu cho nạn nhân bị say nóng, say nắng, chúng ta nên làm gì?
A. Nhanh chóng chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát.
- B. Không lại gần, để cho nạn nhân nghỉ ngơi thoải mái.
- C. Đi thêm tất, găng tay cho nạn nhân để giữ ấm cơ thể.
- D. Cho nạn nhân uống nước ấm, chườm nước ấm vào trán.
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp sơ cứu nạn nhân bị đuối nước?
- A. Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- B. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn.
C. Cho nạn nhân uống nước mát, chờm nước mắt vào trán, gáy…
- D. Hà hơi, thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực đến khi nạn nhân tự thở được.
Câu 24: Khi sơ cứu cho nạn nhân bị ngất, chúng ta không nên thực hiện hành động nào dưới đây?
- A. Nhanh chóng đưa nạn nhân vào chỗ thoáng, mát.
- B. Kích thích các đầu ngón tay, ngón chân, giật tóc mai của nạn nhân.
- C. Cởi bớt trang phục, nới lỏng quần áo.. cho máu dễ lưu thông.
D. Băng ép và cố định tạm thời nơi bị tổn thương.
Câu 25: Động tác đi khom cao thường được vận dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cách tương đối xa địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực.
- B. Ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực.
- C. Khi vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn của địch hoặc tránh bom đạn.
- D. Vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, tay dò gỡ mìn.
Câu 26: Động tác nào dưới đây được vận dụng khi ta ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực?
- A. Đi khom cao.
B. Đi khom thấp.
- C. Chạy khom.
- D. Bò cao.
Câu 27: Động tác nào dưới đây được vận dụng ở nơi có địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tự thể người ngồi hoặc khi vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động?
- A. Đi khom cao.
- B. Đi khom thấp.
- C. Chạy khom.
D. Bò cao.
Câu 28: Động tác lê cao thường được vận dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao hơn tư thế người
- B. Ở gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao hơn tư thế người nằm.
- C. Khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng.
- D. Khi cần vượt qua địa hình trống trải và khi địch tạm ngừng hỏa lực.
Câu 29: Động tác nào dưới đây thường được vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình có vật che khuất che đỡ cao hơn tư thể người nằm, cần thu hẹp tiết diện cơ thể, vận động nhẹ nhàng?
- A. Lê cao.
B. Lê thấp.
- C. Trườn.
- D. Vọt tiến.
Câu 30: Trong tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc, tiểu đội trưởng không thực hiện bước nào dưới đây?
- A. Tập hợp.
B. Điểm số.
- C. Chỉnh đốn hàng ngũ.
- D. Giải tán.
Câu 31: Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng động tác khi tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc?
- A. Các chiến sĩ số lẻ đứng thành 1 hàng dọc bên phải.
- B. Các chiến sĩ số chẵn đứng thành 1 hàng dọc bên trái.
C. Thực hiện điểm số sau khi các chiến sĩ đã tập hợp.
- D. Không thực hiện bước điểm số khi thập hợp đội hình.
Câu 32: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của động tác nghiêm?
A. Rèn luyện tác phong nghiêm túc, tư thể hùng mạnh, khẩn trương, bình tĩnh.
- B. Đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh.
- C. Đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ vị trí đứng, duy trì đội hình.
- D. Biểu thị tính kỉ luật, thể hiện nếp sống văn minh, thống nhất hành động.
Câu 33: “Đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý” - đó là ý nghĩa của động tác nào dưới đây?
- A. Nghiêm.
B. Nghỉ.
- C. Quay tại chỗ.
- D. Chào/ thôi chào.
Câu 34: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của động tác quay tại chỗ?
- A. Rèn luyện tác phong nghiêm túc, tư thể hùng mạnh, khẩn trương, bình tĩnh.
- B. Đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh.
C. Đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ vị trí đứng, duy trì đội hình.
- D. Biểu thị tính kỉ luật, thể hiện nếp sống văn minh, thống nhất hành động.
Câu 35: “Biểu thị tính kỉ luật, thể hiện tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh, thống nhất hành động” - đó là ý nghĩa của động tác nào dưới đây?
- A. Nghiêm.
B. Nghỉ.
- C. Quay tại chỗ.
- D. Chào, thôi chào.
Câu 36: Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải thực hiện mấy lời thề danh dự?
A. 5 lời thề danh dự.
- B. 6 lời thề danh dự.
- C. 7 lời thề danh dự.
- D. 8 lời thề danh dự.
Câu 37: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúngchức trách của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân?
- A. Tu dưỡng, rèn luyện theo 6 điều Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy.
B. Thực hiện nghiêm túc 10 lời thề danh dự, 5 điều kỉ luật.
- C. Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng.
- D. Giữ gìn đoàn kết, thực hiện tự phê bình và phê bình.
Câu 38: “Đề cao cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn hoạt động diễn biến hoà bình, chống phá của các thế lực thù địch” - đó là
- A. chức trách của quân nhân.
- B. chức năng của quân nhân.
C. chức trách của công an nhân dân.
- D. chức năng của công an nhân dân.
Câu 39: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cách chào hỏi của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân?
A. Người được chào phải chào lại.
- B. Người được chào không cần chào lại.
- C. Cán bộ, chiến sĩ khi gặp nhau không phải chào.
- D. Người cấp trên phải chào người cấp dưới trước.
Câu 40: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng cách xưng hô của của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân?
- A. Có thể gọi cấp dưới là “thủ trưởng”.
- B. Khi nhận lệnh, chiến sĩ phải nói “có”.
C. Gọi nhau bằng “đồng chí” và xưng “tôi”.
- D. Nghe gọi đến tên, chiến sĩ phải trả lời “rõ”.
Bình luận