Tắt QC

Trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây nêu tên tấm gương tiêu biểu hoạt động trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam?

  • A. Đại tướng Phùng Quang Thanh
  • B. Thiếu tá Nguyễn Thị Giang Hà
  • C. Dân quân Nguyễn Nguyên Phương Huyền
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 2: Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?

  • A. Quân đội nhân dân Việt Nam
  • B. Công an nhân dân Việt Nam
  • C. Dân quân tự vệ
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 3: Khi đất nước thống nhất, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?

  • A. Công an nhân dân là lực nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự ATXH, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.
  • B. Làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 4: Ý nào dưới đây nêu lên truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam:

  • A. Phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, tận tụy với công việc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thiện xuất sắc nhiệm vụ được giao.
  • B. Nội bộ đoàn kết, thống nhất dân chủ, kỉ luật nghiêm minh, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng.
  • C. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ bí mật, mưu trí, dũng cảm, tích cực phòng ngừa, chủ động tiến công kẻ thù.
  • D. Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, năng lực, công tác. 
  • E. Tiếp thu, vận động sáng tạo hiệu quả thành tựu sáng tạo KHKT và công nghệ, phục vụ công tác chiến đấu.
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5: Công dân nam thuộc trường hợp nào dưới đây không được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình?

  • A. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.
  • B. Công dân đi du học ở nước ngoài có thời gian đào tạo dưới 6 tháng.
  • C. Học sinh học tập theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS.
  • D. Học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập tại các trường quân đội.

Câu 6: Một trong những nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh là:

  • A. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho nhân dân.
  • B. Giữ vững ổn định và phát triển của mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống.
  • C. Đấu tranh chống âm mưu, hành động chuẩn bị xâm lược của kẻ thù .
  • D. Nâng cao trình độ nhận thức của thế hệ trẻ về quốc phòng, an ninh.

Câu 7: Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là:

  • A. Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với nền an ninh nhân dân.
  • B. Nền quốc phòng toàn dân đóng vai trò chủ đạo, quyết định.
  • C. Nền quốc phòng toàn dân chi viện, hỗ trợ cho nền an ninh nhân dân.
  • D. Nền quốc phòng toàn dân luôn độc lập với nền an ninh nhân dân

Câu 8: Môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh không phải là môn học chính khóa đối với đối tượng nào dưới đây?

  • A. Học sinh cấp trung học phổ thông.
  • B. Học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp.
  • C. Học sinh ở các trường trung cấp nghề
  • D. Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Câu 9: Dựa vào nguồn gốc, chất ma túy được phân chia thành mấy loại?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 10: Chất hướng thần là chất

  • A. kích thích hoặc ức chế thần kinh, gây ảo giác; sử dụng nhiều có thể gây nghiện.
  • B. an thần, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, sử dụng nhiều có thể gây nghiện.
  • C. kích thích hoặc ức chế thần kinh, nảy sinh ảo giác nhưng không gây nghiện.
  • D. tiêu viêm, giảm đau, hạ sốt, giảm tình trạng sưng tấy và không gây nghiện.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến bản thân người nghiện ma túy?

  • A. Bị tổn hại về sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần.
  • B. Hủy hoại đạo đức, nhân cách; làm tiêu tốn tài sản.
  • C. Bị ức chế thần kinh nhưng không lệ thuộc vào thuốc.
  • D. Không tỉnh táo, không làm chủ được hành vi của mình.

Câu 12: Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy là:

  • A. Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý
  • B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
  • C. Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
  • D. Hỗ trợ việc vận chuyển trái phép chất ma túy.
  • E. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển dụng cụ dùng để sản xuất hoặc sử dụng chất ma túy.
  • F. Hướng dẫn sử dụng, quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
  • G.Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma tuý; cản trở người tham gia phòng, chống ma túy.
  • H. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về con đường dẫn đến nghiện ma túy?

  • A. Tò mò muốn tìm hiểu cảm giác lạ khi sử dụng chất ma túy.
  • B. Muốn thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi với bạn bè.
  • C. Bị bạn bè lôi kép, xúi giục, kích động sử dụng ma túy.
  • D. Ma túy là một loại thuốc được kê đơn để bồi bổ cơ thể.

Câu 14: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủban hành ngày, tháng, năm nào?

  • A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
  • B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
  • C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.
  • D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 15: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từngày, tháng, năm nào?

  • A. Ngày 1 tháng 1 năm 2020
  • B. Ngày 25 tháng 11 năm 2019
  • C. Ngày 2 tháng 12 năm 2019
  • D. Ngày 25 tháng 12 năm 2020

Câu 16:  Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?

  • A. Một bộ phận của hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống các văn bản quyphạm pháp luật do Nhà nước ban hành
  • B. Một bộ phận bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhànước ban hành
  • C. Một bộ phận của hệ thống hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các vănbản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
  • D. Một bộ phận của hệ thống pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thốngcác văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành

Câu 17: Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của tổ chức nào?

  • A. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội và công dân
  • B. Hoạt động của các tổ chức xã hội và công dân
  • C. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội
  • D. Hoạt động của công dân

Câu 18: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đườngthủy nội địa được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày, tháng, năm nào

  • A. Ngày 17/03/2014
  • B. Ngày 17/06/2014
  • C. Ngày 17/08/2014
  • D. Ngày 17/05/2014

Câu 19: Đề xuất nào dưới đây giúp xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho người học?

  • A. Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước
  • B. Tăng cường công tác quản lý, tích cực phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh, thực hiện các giải pháp phòng ngừa bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học
  • C. Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi (phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường rào, lan can, khu vui chơi...) trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo môi trường nhà trường an toàn.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 20: Người điều khiển xe máy chỉ được chở 2 người trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, chở trẻ em dưới 14 tuổi.
  • B. Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
  • C. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, chở trẻ em dưới 14 tuổi.
  • D. Chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi.

Câu 21: Hành vi nào sau đây không được làm khi tham gia vào không gian mạng?

  • A. Đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh lên trang cá nhân trên MXH. 
  • B. Chia sẻ những hình ảnh về quảng bá du lịch của địa phương trên MXH.
  • C. Trao đổi học tập qua thư điện tử hoặc dịch vị tin nhắn trên mạng xã hội. 
  • D. Phản bác các luận điệu thù địch, sai sự thật của một số cá nhân thiếu hiểu biết hoặc các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước trên mạng xã hội.

Câu 22: Theo Luật An ninh mạng năm 2018, lực lượng nào có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em?

  • A. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng.
  • B. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  • C. Bộ Tài chính.
  • D. Bộ Ngoại giao.

Câu 23: Nếu trao đổi thông tin trên mạng, em cần có những thiết bị gì? 

  • A. sách, vở
  • B. máy tính, điện thoại, wifi, dữ liệu di động 4G
  • C. thư, bút
  • D. bút, vở, điện thoại

Câu 24: Khi bạn nhấn vào đường link lạ trên mạng xã hội thì có thể dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Bị chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội.
  • B. Bị kẻ xấu thu thập thông tin cá nhân.
  • C. Thiết bị của bạn sẽ bị nhiễm virut.
  • D. Cả 03 đáp án trên đều đúng.

Câu 25: Có nên đăng ảnh giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân lên mạng xã hội không?

  • A. Có. Giúp mọi người xác thực được chủ tài khoản mạng xã hội.
  • B. Không. Các đối tượng xấu có thể lấy hình ảnh, thông tin cá nhân từ giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, vay nợ…
  • C. Có. Vì nó không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.
  • D. Có vì có thể chứng minh đấy là tài khoản của mình.

Câu 26: Trong kháng chiến chống Mỹ, Công an nhân dân đã giữ nhiệm vụ gì dưới đây?

  • A. góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở miền Bắc; giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam
  • B. tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ
  • C. từ 1973-1975, công an nhân dân cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 27: Ý nào dưới đây là truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.

  • A. Trung thành vô hạn với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.
  • B. Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.
  • C. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.
  • D. Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau, trên dưới đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động.
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 28: Thời kì hình thành của dân quân tự vệ là:

  • A. 1930-1945
  • B. 1954-19750
  • C. 1945-1954
  • D. 1930-1946

Câu 29: Ý nào dưới đây là truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam.

  • A. Kỉ luật, tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ tự cường, cần kiệm xây dựng quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của công.
  • B. Lối sống trong sạch, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giản dị, lạc quan.
  • C. Luôn nêu cao tinh thần ham học, cầu tiến bộ, nhạy cảm, tinh tế trong cuộc sống.
  • D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, ý chí, nghĩa tình. 
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 30: Ở Việt Nam, chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện trên phạm vi cả nước từ năm nào?

  • A. Năm 1960.
  • B. Năm 1976.
  • C. Năm 1978.
  • D. Năm 1986.

Câu 31: Luật Giáo dục quốc phòng an ninh năm 2013 gồm có mấy chương và bao nhiêu điều?

  • A. 8 chương 37 điều.
  • B. 9 chương 23 điều.
  • C. 12 chương 37 điều.
  • D. 8 chương 47 điều.

Câu 32: Cấu trúc Luật nghĩa vụ quân sự 2005 của Việt Nam bao gồm:

  • A. Lời giới thiệu, 10 chương, 70 điều.
  • B. Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều.
  • C. Thư ngỏ, 12 chương, 72 điều.
  • D. Lời hiệu triệu, 13 chương, 73 điều.

Câu 33: Mục tiêu Giáo dục quốc phòng và an ninh là

  • A. Giáo dục cho công dân kiến thức về quốc phòng và an ninh.
  • B. Bồi dưỡng ở người học các phẩm chất: trung thực, đoàn kết.
  • C. Giúp công dân hiểu được chức năng của sĩ quan công an.
  • D. Bồi dưỡng ở người học các kĩ năng: giao tiếp, làm việc nhó

Câu 34: Chất gây nghiện là:

  • A. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ áo giác với người sử dụng.
  • B. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gâyđau nhức xương khớp với người sử dụng.
  • C. Chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện với người sử dụng.
  • D. Không gây kích ứng da.

Câu 35: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận biết học sinh nghiện ma túy?

  • A. da xanh tái, nổi da gà
  • B. tính cách thay đổi thất thường, dễ bị kích động
  • C. trầm cảm, lo sợ, hoang tưởng
  • D. nói chuyện riêng nhiều

Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác hại của ma túy đến gia đình người nghiện ma túy?

  • A. Làm tiêu tốn tài sản gia đình
  • B.Người thân luôn trong trạng thái lo âu, mặc cảm.
  • C. Thường có xung đột, cãi vã; ảnh hưởng đến giống nòi.
  • D. Gia đình hạnh phúc, mọi thành viên yêu thương nhau hơn.

Câu 37: Loại cây nào dưới đây có chứa chất ma túy

  • A. Cây côca
  • B. Xuyên tâm liên
  • C. Cam thảo
  • D. Hoa sữa

Câu 38: Ma túy gây tác hại như thế nào đối với trật tự an toàn xã hội?

  • A. Làm gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS.
  • B. Tăng chi phí cho công tác phòng chống ma túy.
  • C. Suy giảm chất lượng nguồn nhân lực lao động.
  • D. Suy giảm các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm.

Câu 39: Để không đi vào con đường nghiện ma túy, học sinh cần chú ý điều gì?

  • A. Cảnh giác trước những đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc.
  • B. Chỉ dùng thử chất ma túy một lần duy nhất để biết.
  • C. Buông thả bản thân khi đã mắc nghiện ma túy.
  • D. Thụ động trong việc bảo vệ bản thân.

Câu 40: Người nghiện ma túy thường

  • A. bị rối loạn về tâm lí, thể chất và nhân cách.
  • B. dễ dàng từ bỏ ma túy và không bị tái nghiện.
  • C. chăm lo vệ sinh cá nhân do ưa thích sạch sẽ.
  • D. dễ dàng làm chủ được hành vi của mình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác