Tắt QC

Trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì I(P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì 1(P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Môi trường mà trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính được gọi là

  • A. Mạng.
  • B. An ninh mạng.
  • C. Viễn thông.
  • D. Truyền thông.

Câu 2: Những biện pháp để bảo mật thông tin cá nhân; phòng, chống vi phạm pháp luật khi tham gia vào MXH:

  • A. Sử dụng phần mềm diệt virut có bản quyền, đặt mật khẩu có độ an toàn cao cho thiết bị cá nhân như máy tính, điện thoại thông minh. 
  • B. Không tùy tiện kết nối vào các mạng wifi công cộng và các mạng wifi miễn phí.
  • C. Thường xuyên cập nhật hệ điều hành mới nhất, kích hoạt tính năng xác thực nhiều bước để bảo vệ tài khoản người dùng.
  • D. Chia sẻ thông tin cá nhân có chọn lọc khi tham gia MXH, không trả lời tin nhắn từ người lạ, không mở thư từ những người lạ gửi đến.
  • E. Thường xuyên kiểm tra quyền riêng tư, tính bảo mật trên thiết bị và nhật kí hoạt động để phát hiện các dấu hiệu bất thường. 
  • F. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 3: “An ninh mạng” là gì?

  • A. Là sự giám sát hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • B. Là sự kiểm tra hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • C. Là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • D. Là sự phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng

Câu 4: An và Bình là hai bạn thân từ khi còn là học sinh tiểu học đến THCS, nhưng đến năm lớp 10 thì hai bạn không còn thân thiết với nhau nữa. Bình đã dùng tài khoảng MXH của mình để đăng tải các thông tin cá nhân của An như tính cách, những đặc điểm trên cơ thể và nhận được nhiều bình luận từ người dùng trên MXH. An rất buồn và đề nghị Bình gỡ bỏ các thông tin trên nhưng Bình không gỡ, dẫn đến việc An phải xin chuyển trường. 

Việc Bình dùng mạng để đăng tải các thông tin cá nhân của An như trên có vi phạm pháp luật không?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 5: Ý nào dưới đây là hoạt động của học sinh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương?

  • A. Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 
  • B. Hỗ trợ anh, chị, em vận chuyển chất cấm.
  • C. Bình luận ác ý về các cá nhân mình ghét trên mạng xã hội.
  • D. Ăn chơi, đua đòi.

Câu 6: Ý nào dưới đây là những hoạt động của lực lượng Công an, Dân quân xã (phường) để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH trên địa bàn?

  • A. Xây dựng, ban hành, thực hiện Luật, cần tiếp tục làm rõ nội dung các mục, các điều khoản trong cơ cấu văn bản luật, các điều kiện cần và đủ để xây dựng và thực hiện Luật trong thực tế.
  • B. Quán triệt, thấm nhuần những lời dạy của Bác Hồ đối với công an, nhất là tư tưởng “công an là bạn dân”, “phục vụ và bảo vệ dân”, “dựa vào lực lượng của dân, tổ chức và đoàn kết được dân thì mọi việc sẽ thành công”.
  • C. Làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền trong lực lượng công an nhân dân, trong xã hội về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm thường xuyên và có hiệu quả.
  • D. Chủ động, nhanh chóng, linh hoạt “chuyển trạng thái”, phát huy vai trò nòng cốt, tuyến đầu xung kích, tổ chức các đợt chuyển quân lớn, bất kể ngày đêm, tích cực tham gia, đóng góp toàn diện trong phòng, chống dịch Covid-19, ổn định xã hội
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 7: Điền vào chỗ trống: Tăng cường công tác tự kiểm tra việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống ................. Thực hiện tốt các giải pháp truyền thông trong giáo dục, vinh danh, tuyên truyền nhân rộng những tấm gương tiêu biểu, nhà giáo sáng tạo, tận tuỵ, hết lòng vì học sinh để lan toả trong toàn ngành và địa phương; phê bình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

  • A. đánh nhau
  • B. nói chuyện
  • C. bạo lực học dường
  • D. bắt nạt

Câu 8: Ý nào dưới đây là hoạt động của học sinh góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự ATXH tại địa phương?

  • A. Tham gia tụ tập, đàn đúm cũng những đối tượng xấu.
  • B. Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH khắc phụ sơ hở, thiếu xót trong việc thực hiện pháp luật về an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, ATXH.
  • C. Giúp bao che hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của người thân trong gia đình.
  • D. Bình luận ác ý về các cá nhân mình ghét trên mạng xã hội.

Câu 9: “Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A.  An ninh quốc gia.
  • B. Trật tự an toàn xã hội.
  • C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
  • D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu 10: Một trong những nội dung Bảo vệ an ninh dân tộc là:

  • A. Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng giữa các dân tộc
  • B. Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc
  • C. Bảo vệ quyền bình đẳng của từng dân tộc
  • D. Bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ giữa các dân tộc với nhau

Câu 11 Đề xuất nào dưới đây giúp xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho người học?

  • A. Hạn chế thời gian ra chơi của các em học sinh để tránh tình trạng tụ tập, chơi đùa những trò chơi nguy hiểm.
  • B. Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ; bộ quy tắc ứng xử văn hoá trường học.
  • C. Thường xuyên tổ chức các buổi đi chơi dã ngoại.
  • D. Giao ít bài tập cho học sinh.

Câu 12:  “Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội” là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A.  An ninh quốc gia.
  • B. Trật tự an toàn xã hội.
  • C. Bảo vệ an ninh quốc gia.
  • D. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu 13: Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là?

  • A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông
  • B. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
  • C. Xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.
  • D. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông

Câu 14: Một trong những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

  • A. Bảo vệ các đường dây thông tin
  • B. Bảo vệ an ninh thông tin
  • C. Bảo đảm thông tin thông suốt
  • D. Bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác

Câu 15: Đề xuất nào dưới đây giúp xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho người học?

  • A. Tuyên truyền, quán triệt tới cán bộ quản lý, giáo viên trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước
  • B. Tăng cường công tác quản lý, tích cực phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình, các vướng mắc phát sinh, thực hiện các giải pháp phòng ngừa bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học
  • C. Tổ chức các hoạt động rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị phục vụ các hoạt động học tập, vui chơi (phòng học, đồ dùng thí nghiệm, tường rào, lan can, khu vui chơi...) trong khuôn viên nhà trường, kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục, đảm bảo môi trường nhà trường an toàn.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 16: Người điều khiển xe máy chỉ được chở 2 người trong trường hợp nào sau đây?

  • A. Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, chở trẻ em dưới 14 tuổi.
  • B. Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
  • C. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, chở trẻ em dưới 14 tuổi.
  • D. Chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi.

Câu 17: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong nhà trường là trách nhiệm của?

  • A. Nhà trường
  • B. Công nhân, học sinh, sinh viên
  • C. Tất cả những người tham gia giao thông
  • D. Không phải trách nhiệm của ai

Câu 18: Luật giao thông đường bộ có hiệu lực từ năm nào?

  • A. 2009
  • B. 2010
  • C. 2011
  • D. 2012

Câu 19: Nội dung của đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?

  • A. Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện
  • B. Góp phần áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
  • C. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện
  • D.  Một nhiệm vụ của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Câu 20:  Tổ chức nào là chủ thể trong thực hiện phòng, chống vi phạmpháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

  • A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
  • B. Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội
  • C. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấpvà Ủy ban nhân dân các cấp

Câu 21: Căn cứ vào dấu hiệu nào để xác định một hành vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông?

  • A. Hành vi của người tham gia giao thông là hành vi có thể nhận biết được
  • B. Hành vi của người tham gia giao thông trái với quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông
  • C. Có lỗi của người thực hiện hành vi khi tham gia giao thông
  • D. Người tham gia giao thông là người có độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định, không mắc bệnh tâm thần và có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình gây ra
  • E. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 22: Người từ đủ bao nhiêu tuổi thì được điều khiển xe mô tô, xe gắnmáy có dung tích xilanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tươngtự, xe có trọng tải dưới 3.500kg và xe ô tô chở người đến 9 chỗ?

  • A. Người từ đủ 15 tuổi
  • B. Người từ đủ 16 tuổi
  • C. Người từ đủ 17 tuổi
  • D. Người từ đủ 18 tuổi

Câu 23: Tốc độ tối đa khi tham gia giao thông đường bộ là?

  • A. Là tốc độ lớn nhất trên cùng một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.
  • B. Là vận tốc lớn nhất trên cùng một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.
  • C. Là tốc độ lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.
  • D. Là vận tốc lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.

Câu 24: Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàngiao thông là hoạt động của tổ chức nào sau đây?

  • A. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • B. Hoạt động của Lực lượng vũ trang có thẩm quyền.
  • C. Hoạt động toàn xã hội.
  • D. Hoạt động của các cơ chức năng có thẩm quyền theo qui định.

Câu 25: Độ tuổi nào dưới đây chưa phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm luật về trật tự an toàn giao thông?

  • A. 15
  • B. 16
  • C. 17
  • D. 18

Câu 26: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủban hành ngày, tháng, năm nào?

  • A. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
  • B. Bật đèn tín hiệu khi chuyển làn đường, chuyển hướng xe.
  • C. Giảm tốc độ khi điều khiển xe từ đường nhánh ra đường chính.
  • D. Chấp hành nghiêm túc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 27: Ở Việt Nam, trong thời bình, công dân nữ trong trong độ tuổi bao nhiêu có trách nhiệm đăng kí nghĩa vụ quân sự?

  • A. 18 tuổi đến 45 tuổi.
  • B. 20 tuổi đến 45 tuổi.
  • C. 18 tuổi đến 40 tuổi.
  • D. 20 tuổi đến 40 tuổi.

Câu 28: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2008 và 2014, bao gồm

  • A. 8 chương 24 điều.
  • B. 11 chương 33 điều.
  • C. 7 chương 51 điều.
  • D. 3 chương 51 điều.

Câu 29: Kế thừa và phát huy chế độ tình nguyện tòng quân, miền Bắc Việt Nam bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự từ năm nào?

  • A. Năm 1960.
  • B. Năm 1976.
  • C. Năm 1976.
  • D. Năm 1986.

Câu 30: Theo Luật nghĩa vụ quân sự 2005, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là

  • A. 17 tháng.
  • B. 18 tháng.
  • C. 19 tháng.
  • D. 20 tháng.

Câu 31: Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là:

  • A. Được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại
  • B. Lấy quân đội nhân dân làm nòng cốt trong xây dựng.
  • C. Nền an ninh nhân dân hỗ trợ cho nền quốc phòng toàn dân.
  • D. Được xây dựng dựa vào vũ khí và phương tiện hiện đại.

Câu 32: Công dân thuộc trường hợp nào dưới đây không được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình?

  • A. Con của liệt sĩ, con của thương – bệnh binh hạng một.
  • B. Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
  • C. Con trai/ gái của thương – bệnh binh hạng ba.
  • D. Cán bộ viên chức đã phục vụ trên 24 tháng ở vùng sâu, vùng xa.

Câu 33: Công an nhân dân được thành lập khi nào?

  • A. 19/8/1945
  • B. 18/8/1945
  • C. 19/9/1930
  • D. 19/8/1930

Câu 34: Thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân quân tự vệ là:

  • A. 1930-1945
  • B. 1954-1975
  • C. 1945-1954
  • D. 1930-1946

Câu 35: Điền từ vào chỗ trống: Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng. 

  • A. Quân đội nhân dân Việt Nam
  • B. Các lực lượng khác
  • C. Dân quân tự vệ
  • D. Hải quân

Câu 36: Nội dung cơ bản của truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ là:

  • A. Hết lòng trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
  • B. Hết lòng trung thành với Tổ quốc.
  • C. Hết lòng trung thành với nhân dân.
  • D. Hết lòng trung thành với sự nghiệp cánh mạng của Đảng.

Câu 37: Luật An ninh mạng năm 2018 gồm

  • A. 07 chương, 34 điều
  • B. 07 chương, 43 điều.
  • C. 08 chương, 34 điều.
  • D. 08 chương, 43 điều.

Câu 38: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân

  • A. Xây dựng tiềm lực vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội.
  • B. Xây dựng khả năng chiến đấu với kẻ thù xâm lược cho nhân dân.
  • C. Xây dựng và giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.
  • D. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh.

Câu 39: Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:

  • A. Hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền quốc phòng giàu mạnh.
  • B. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang vững mạnh.
  • C. Phát triển trình độ chiến đấu của lực lượng hải quân trên biển.
  • D. Tổ chức bố trí lực lượng vũ trang rộng khắp trên toàn lãnh thổ.

Câu 40: Ở Việt Nam, đối tượng nào dưới đây không được thực hiện nghĩa vụ quân sự?

  • A. Công dân là nam giới.
  • B. Công dân là nữ giới.
  • C. Người đang bị giam giữ.
  • D. Người theo đạo Công giáo.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác