Tắt QC

Trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm quốc phòng an ninh 10 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chức trách quân nhân phải thực hiện là gi?

  • A. Tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên
  • B. Giữ gìn vũ khí trang bị, tài sản của Quân đội, bảo vệ và tiết kiệm của công, không tham ô lãng phí.
  • C. Tuyệt đối giữ bí mật của Nhà nước và Quân đội
  • D. Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân

Câu 2: Trang phục của quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

  • A. trang phục dự lễ mùa hè, trang phục thường dùng mùa hè, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ. 
  • B. bất cứ bộ đồ màu đen nào.
  • C. lễ phục thu đông, trang phục thường dùng thu đông, trang phục thường dùng xuân hè, trang phục chuyên dùng. 
  • D.  bất cứ bộ đồ màu xanh nào.

Câu 3: Quân đội có lực lượng nào?

  • A. Lực lượng thường trực và lực lượng dự bị
  • B. Lực lượng chủ lực và lực lượng địa phương
  • C. Lực lượng chiến đấu và lực lượng sẵn sàng chiến đấu
  • D. Lực lượng chính quy và lực lượng dự bị

Câu 4: Tổ chức kiểm tra quân trang của người chỉ huy ở các cấp Tiểu đội?

  • A. Mỗi tuần một lần.
  • B. Mỗi tháng một lần
  • C. Ba tháng một lần
  • D. Sáu tháng một lần

Câu 5: Cách xưng hô của quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

  • A. xưng hô với nhau bằng "đồng chí", "tôi". Sau tiếng "đồng chí", có thể gọi theo cấp bậc, tên, chức vụ.
  • B. Cấp dưới gọi cấp trên là "ngài". Sau từ "ngài" có thể gọi theo cấp bậc, tên, chức vụ.
  • C. Cấp dưới gọi cấp trên là "quý ngài". Sau từ "ngài" có thể gọi theo cấp bậc, tên, chức vụ.
  • D. Cấp dưới gọi cấp trên là "sếp". Sau từ "sếp" có thể gọi theo cấp bậc, tên, chức vụ.

Câu 6: Phân cấp quản lý chất lượng quân nhân đến từng chiến sĩ là:

  • A. Cấp binh chủng
  • B. Cấp sư đoàn và tương đương
  • C. Cấp tiểu đoàn và tương đương
  • D. Cấp đại đội và tương đương

Câu 7: Trang phục của công an nhân dân Việt Nam là gì?

  • A. trang phục dự lễ mùa hè, trang phục thường dùng mùa hè, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ. 
  • B. bất cứ bộ đồ màu đen nào.
  • C. lễ phục thu đông, trang phục thường dùng thu đông, trang phục thường dùng xuân hè, trang phục chuyên dùng. 
  • D.  bất cứ bộ đồ màu xanh nào.

Câu 8: Khi Quan hệ với nhân dân người quân nhân cần phải ?

  • A. Thực hiện nghiêm "12 điều kỷ luật khi quan hệ với nhân dân"
  • B. Giữ đúng bản chất "Bộ đội Cụ Hồ"
  • C. Thực hiện tốt lễ tiết tác phong quân nhân, không làm điều ảnh hưởng đến uy tín của Quân đội.
  • D. Cả A, B, C đúng

Câu 9: Động tác quay tại chỗ dùng để làm gì?

  • A. Để đổi hướng theo đúng ý định, giữ được vị trí đứng
  • B. Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng
  • C. Để đổi thực hiện lệnh của người chỉ huy một cách chính xác
  • D. Để nhanh chóng đổi đội hình, giữ được đúng hướng

Câu 10: Ý nào dưới đây là khẩu lệnh quay bên phải?

  • A. Bên phải - quay
  • B. Bên trái - quay
  • C. Trái - quay
  • D. Phải - quay

Câu 11: Tiến lùi, qua phải, qua trái vận dụng trong trường hợp nào?

  • A. Để di chuyển cự li ngắn từ 6 bước trở lại
  • B. Để di chuyển cự li ngắn từ 5 bước trở lại
  • C. Để di chuyển cự li ngắn từ 4 bước trở lại
  • D. Để di chuyển cự li ngắn từ 3 bước trở lại

Câu 12: Ý nào dưới đây là khẩu lệnh quay ra sau?

  • A. Đằng sau - quay
  • B. Phía sau - quay
  • C. Bên sau - quay
  • D. Sau - quay

Câu 13: Khi nghe dứt động lệnh "quay" phải làm mấy cử động?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 14: Khi nghe dứt động lệnh “ Bước” thực hiện động tác tiến, lùi như thế nào?

  • A. Chân trái bước lên cách chân phải 60cm, sau dó đứng nghiêm rồi chân phải bước tiếp
  • B. Chân trái bước lên cách chân phải 60cm, sau đến chân phải bước tiếp cách chân trái 60cm
  • C. Chân phải bước lên cách chân phải 60cm, sau đến chân trái bước tiếp cách chân trái 60cm
  • D. Chân phải bước lên cách chân phải 60cm, sau dó đứng nghiêm rồi chân trái bước tiếp

Câu 15: Động tác đi đều có mấy cử động?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 16: Khi nào chiến sĩ phải đổi chân ngay trong đội hình đang đi đều?

  • A. Khi có lệnh của người chỉ huy phải đổi chân
  • B. Khi cần phải làm chuẩn cho cả đội hình
  • C. Khi thấy mình đi sai với nhịp chung của đơn vị
  • D. Trong khi đi có tiếng hô của người chỉ huy

Câu 17: Tại sao người đi trong đội hình phải đổi chân khi đang đi đều?

  • A. Khi cần làm chuẩn cho đội hình
  • B. Để nhịp đi đều hơn, đẹp hơn
  • C. Đổi chân theo lệnh của chỉ huy
  • D. Vì sai nhịp đi chung trong phân đội

Câu 18: Tập hợp đội hình trung đội 1 hàng dọc gồm những bước nào?

  • A. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán
  • B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
  • C. Tập hợp đội hình; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
  • D. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ

Câu 19: Trình tự tập hợp đội hình tiểu đội 2 hàng dọc gồm những bước nào?

  • A. Điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ; tập hợp đội hình; giải tán
  • B. Điểm số; tập hợp đội hình; giải tán
  • C. Tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ; giải tán
  • D. Điểm số; tập hợp đội hình; chỉnh đốn hàng ngũ

Câu 20: Đội hình trung đội có đội hình nào?

  • A. 4 hàng ngang; 4 hàng dọc
  • B. 3 hàng ngang; 3 hàng dọc
  • C. 4 hàng ngang; 3 hàng ngang
  • D. 4 hàng dọc; 3 hàng ngang

Câu 21: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác chạy khom?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 22: giải thích việc các tư thế, động tác cơ bản trong chiến đấu có ý nghĩa rất quan trọng đối với người chiến sĩ khi vận động trên chiến trường?

  • A. Giúp người chiến sĩ biết lợi dụng địa hình, địa vật.
  • B. Giúp chiến sĩ quan sát, nắm chắc mọi tình hình nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, tiêu diệt địch, bảo vệ mình, tránh được thương vong trong chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 23: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác bò cao?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 24: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác đi khom?

  • A. khi ta còn ở tương đối xa địch, trong điều kiện địa hình có vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm ngực hoặc đêm tối, trời mưa, sương mù, địch khó phát hiện.
  • B. khi ta ở tương đối gần địch, nơi địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 25: Trường hợp nào vận dụng và thực hiện các động tác đi trườn?

  • A. vận dụng trong trường hợp vượt qua địa hình trống trải trong tầm nhìn hoặc tránh bom đạn của địch. 
  • B. vận dụng khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người; khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. vận dụng khi ta ở gần địch, địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi, cần thu hẹp diện tích cơ thể, vận động nhẹ nhàng. 
  • D. vận dụng nơi địa hình có vật che khuất, che đỡ cao hơn tư thế ngồi; vận động qua những nơi địa hình, địa vật dễ phát ra tiếng động, địch có thể nghe thấy như nơi gạch ngói, sỏi đá lởm chởm, cành khô, lá cây.

Câu 26: Người chiến sĩ có thể vận dụng động tác đi khom trong điều kiện địa hình, địa vật thấp hơn tầm ngực không? 

  • A. Có
  • B. Không

Câu 27: Nội dung nào sau đây không đúng với tư thế, động tác Trườn?

  • A. Người nằm sấp, bụng ép sát mặt đất
  • B. Súng đặt bên phải dọc theo thân người
  • C. Hai chân duỗi thẳng, mũi bàn chân chống xuống đất
  • D. Yêu cầu tư thế động tác như lê thấp

Câu 28: Động tác trườn thường vận dụng trong những trường hợp nào?

  • A. Khi gần sát địch, cần hạ thấp thân người.
  • B. Khi vận động qua khu vực bằng phẳng, trống trải, hỏa lực địch bắn thẳng. 
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 29: Khi dùng tư thế, động tác Trườn ở địa hình bằng phẳng thì súng mang như thế nào?

  • A. Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay vào trong
  • B. Để súng lên cẳng chân và tiến về phía trước
  • C. Đeo sau lưng để trườn không ảnh hưởng đến súng, đạn
  • D. Súng đặt bên phải dọc theo thân người, nòng hướng về phía trước, hộp tiếp đạn quay ra ngoài

Câu 30: Tư thế, động tác Đi khom, nội dung nào sau đây không có?

  • A. Đi khom thấp khi không có địch
  • B. Đi khom khi không có chướng ngại vật
  • C. Đi khom khi có chướng ngại vật
  • D. Đi khom cao

Câu 31: Ý nào dưới đây nhận xét đúng về động tác đi khom với động tác chạy khom?

  • A. Động tác đi khom với động tác chạy khom giống nhau ở vận dụng trong trường hợp gần địch có địa hình, địa vật che khuất.
  • B. Động tác đi khom với động tác chạy khom khác nhau ở động tác cơ bản như động tác đi khom, chỉ khác: tốc độ nhanh hơn, bước chân dài hơn.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 32: Tình trạng chảy máu động mạch không có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Máu màu đỏ tươi.
  • B. Máu chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương.
  • C. Lượng máu ít hoặc rất ít, có thể tự cầm sau ít phút.
  • D. Lượng máu nhiều/ rất nhiều tùy theo động mạch bị tổn thương.

Câu 33: Khi chảy máu nhiều ở cẳng tay, cánh tay cần thực hiện kĩ thuật ấn động mạch ở vị trí nào?

  • A. Cổ tay.
  • B. Mặt trong cánh tay.
  • C. Nách.
  • D. Dưới đòn ở hõm xương đòn.

Câu 34: Khi đang chơi thể thao cùng các bạn, bất chợt em thấy bạn mình bị bong gân. Em sẽ hành động như thế nào?

  • A. băng ép nhẹ
  • B. chườm đá
  • C. đưa bạn đến cơ sở ý tế
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 35: Cách cấp cứu khi bị say nắng là: 

  • A. Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo
  • B. Quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá
  • C. Cho uống nước orezol hoặc nước đường chanh. Trường hợp nặng thì sau khi sơ cứu chuyển ngay đến bệnh viện.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 36: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp xử trí cầm máu vết thương tạm thời?

  • A. Ấn động mạch.
  • B. Gấp chi tối đa.
  • C. Garô
  • D. Buộc mạch máu.

Câu 37: Cách cấp cứu khi bị bong gân là: 

  • A. băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá
  • B. băng cố định, tập vận động ngay khi bớt đau
  • C. đưa đến cơ sở ý tế nếu bị nặng quá
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 38: Hiện tượng chảy máu mao mạch có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thương, lượng máu ít, có thể tự cầm sau ít phút.
  • B. Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại chỗ bị thương, lượng máu vừa phải, không nguy hiểm.
  • C. Máu đỏ tươi, chảy vọt thành tia hoặc trào qua miệng vết thương, lượng máu nhiều.
  • D. Máu đỏ thẫm, chả vọt thành tia nhưng không nguy hiểm, có thể tự cầm sau ít phút.

Câu 39:  Kĩ thuật băng chèn thường được sử dụng cho vết thương bị tổn thương ở

  • A. động mạch.
  • B. tĩnh mạch.
  • C. mao mạch.
  • D. phần mềm.

Câu 40: Cách cấp cứu khi bị sai khớp là: 

  • A. để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện
  • B. vặn lại xương về vị trí cũ
  • C. dùng cồn rửa
  • D. ngâm chân bạn vào nước lạnh.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác