Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp những tri thức về sự vật khách quan giúp người nghe, người đọc có thêm sự hiểu biết chính xác và phong phú, nhận định này đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2: Biện pháp nào không phải là biện pháp bắt buộc nhằm bảo đảm tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh?

  • A. Phải tìm hiểu thấu đáo về vấn đề cần thuyết minh.
  • B. Phải xem phim, ảnh về vấn đề cần thuyết minh.
  • C. Phải thu nhập tài liệu tham khảo về vấn đề cần thuyết minh.
  • D. Chú ý thời điểm xuất bản để cập nhật thông tin mới.

Câu 3: Tại sao văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính chuẩn xác?

  • A. Vì văn bản thuyết minh liên quan nhiều đến thông tin và các số liệu về các hiện tượng đời sống, xã hội và con người.
  • B. Vì văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc những hiểu biết về đời sống thiên nhiên, xã hội và con người.
  • C. Vì mục đích của văn bản thuyết minh là cung cấp tri thức một cách khách quan, khoa học về sự vật, hiện tượng.
  • D. Vì văn bản thuyết minh là loại văn vừa gần với văn phong khoa học, vừa gần với văn phong nghệ thuật.

Câu 4: Những yêu cầu về tính chính xác của văn bản thuyết minh là gì?

  • A. Cần sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể.
  • B. Câu văn phải biến hóa linh hoạt, giàu màu sắc biểu cảm.
  • C. Phải sử dụng nhiều số liệu, nhiều sự kiện quan trọng.
  • D. Tri thức phải bảo đảm tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.

Câu 5: Khi thuyết minh về một loài hoa, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  • A. Tên, nguồn gốc, quá trình phát triển, thân cây, cành, lá, màu sắc.
  • B. Tên, nguồn gốc, quá trình ra hoa, hình dáng, màu sắc, hương thơm.
  • C. Tên, nguồn gốc, độ cao, loại rễ, màu sắc, cành, lá, giá trị thương mại.
  • D. Tên, nguồn gốc, độ cao, màu sắc, cành, lá, giá trị nghệ thuật.

Câu 6: Thuyết minh về một thể loại văn học, cần đảm bảo tính chuẩn xác về:

  • A. Tên thể loại, thời điểm ra đời, đặc điểm về nội dung và hình thức,...
  • B. Tên thể loại, hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, nhân vật và sự việc chính...
  • C. Tên thể loại, thời điểm ra đời, nhân vật, vai trò và giá trị của thể loại...
  • D. Tên thể loại, thời điểm ra đời, nội dung, đề tài và giá trị của thể loại...

Câu 7: Thuyết minh về sự nghiệp sáng tác của một nhà văn trung đại, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  • A. Đề tài nổi bật, phong cách, năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm.
  • B. Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, tuổi thơ, lúc trưởng thành.
  • C. Tác phẩm, năm sinh, năm mất, quê hương, nội dung tư tưởng chính.
  • D. Tác phẩm đầu tay, các đề tài chính, các thể loại và tác phẩm chính.

Câu 8: Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  • A. Hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, nhân vật và các sự việc chính.
  • B. B. Hoàn cảnh ra đời, tên tác phẩm, nhân vật và các sự việc chính.
  • C. Tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
  • D. Tên tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, các sự việc chính, giá trị tư tưởng.

Câu 9: Khi thuyết minh về cuộc đời của một nhà văn trung đại, cần bảo đảm tính chuẩn xác về?

  • A. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, đề tài nổi bật, phong cách.
  • B. Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, tuổi thơ, lúc trưởng thành.
  • C. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, nội dung tư tưởng chính.
  • D. Năm sinh, năm mất, quê hương, tác phẩm, đề tài, hoàn cảnh xã hội.

Câu 10: Có ý kiến cho rằng: Văn bản thuyết minh không hấp dẫn người đọc thì văn bản thuyết minh không có tác dụng gì. Vậy tính hấp dẫn cũng vô cùng quan trọng, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 11: Văn bản thuyết minh hấp dẫn cần những yêu cầu gì?

  • A. Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trìu tượng mơ hồ
  • B. So sánh để làm mổi bật sự khác biệt, khắc sâu trong trí nhớ người đọc
  • C. Kết hợp và sử dụng những kiểu câu làm cho bài văn thuyết monh thêm linh hoạt, không đơn điệu
  • D. Phối hợp nhiều kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt
  • E. Tất cả các đáp án trên

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Thật thế, phở đối với một hạng người, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện nước trà tươi...
Ngay từ ở đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở, thật là cả một bài trí nên thơ.

Qua lần cửa kính ta đã thấy gì ? Một bó hành hoa xanh như là mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.

Trông mà thèm quá ! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được..." 

 ( Theo Vũ Bằng, món ngon Hà Nội)

Câu 13: Nội dung chính của đoạn trích nói về chủ đề gì?

  • A. Ẩm thực
  • B. Du lịch 
  • C. Con người
  • D. Danh lam thắng cảnh

Câu 14: Theo em, trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những yếu tố gì để tăng tính hấp dẫn cho đoạn văn thuyết minh?

  • A. Sự linh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu
  • B. Việc dùng từ ngữ giàu tính hình tượng
  • C. Sự liên hợp nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát
  • D. Cách chọn lọc bộc lộ cảm xúc trực tiếp khi nói về đối tượng
  • E. Tất cả các yếu tố trên

Câu 15: Đoạn trích trên đã có đầy đủ cả tính chính xác và tính hấp dẫn của một văn bản thuyết minh hay chưa?

  • A. Có
  • B. Không

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác