Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của ca dao là gì?
- A. Những bài thơ hoặc những câu nói có vần điệu.
- B. Diễn tả cuộc sống thường nhật của con người.
- C. Đúc kết những kinh nghiệm đời sống thực tiễn.
D. Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của người lao động.
Câu 2: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa nói về:
A. Nỗi niềm chua xót cay đắng và tình yêu thương chung thủy của người bình dân.
- B. Tiếng cười lạc quan của người bình dân.
- C. Tình cảnh bi hài của người lao động.
- D. Tình yêu mãnh liệt, thủy chung.
Câu 3: Phương thức biểu đạt chủ yếu của ca dao là?
- A. Tự sự
- B. Miêu tả
C. Biểu cảm
- D. Nghị luận
Câu 4: Nhân vật trữ tình thường gặp nhất trong ca dao là?
- A. Người đàn ông
B. Người phụ nữ
- C. Trẻ em
- D. Người dân thường
Câu 5: Câu nào dưới đây không nói đúng nội dung ca dao?
- A. Ca dao là những tiếng hát tình nghĩa, thể hiện đời sống tình cảm đẹp đẽ của người lao động.
- B. Ca dao là những tiếng hát than thân, nói lên nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người bình dân trong cuộc đời vất vả.
- C. Ca dao hài hước thể hiện tâm hồn lạc quan của người lao động.
D. Ca dao đúc kết kinh nghiệm sống của người lao động.
Câu 6:Ca dao không có đặc điểm nghệ thuật này?
- A. Sử dụng lối so sánh, ẩn dụ.
- B. Sử dụng phong phú phép lặp và điệp cấu trúc.
C. Miêu tả nhân vật với tính cách phức tạp.
- D. Ngôn ngữ đời thường nhưng giàu giá trị biểu đạt.
Câu 7: Dòng nào nêu đúng vẻ đẹp tình yêu của nhân vật trữ tình trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai..”?
- A. Tình yêu gắn với sự độ lượng, vị tha
- B. Tình yêu gắn với khát vọng vượt lên sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
- C. Tình cảm sâu sắc được thể hiện qua cách nói trau chuốt, bóng bẩy.
D. Tình yêu nồng nàn, cháy bỏng nhưng cách biểu hiện rất kín đáo, tế nhị.
Câu 8: Biên pháp tu từ nào dưới đây giúp biểu đạt một cách sâu sắc tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai...?
- A. Ẩn dụ, hoán dụ và so sánh.
B. Hoán dụ, điệp ngữ và nhân hóa.
- C. So sánh, ẩn dụ và điệp ngữ.
- D. Nhân hóa, điệp ngữ và ẩn dụ.
Câu 9: Nỗi lòng của người phụ nữ trong bài ca dao trên nảy sinh từ:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
- A. Nỗi đau thân phận.
B. Những lo lắng cho tương lai.
- C. Hoàn cảnh nghèo khó.
- D. Tai ương vất vả.
Câu 10: Hình ảnh “gừng cay- muối mặn” thể hiện điều gì?
- A. Tình cảm lứa đôi
- B. Tình cảm gia đình
C. Tình cảm vợ chồng
- D. Tình cảm cha mẹ với con cái
Câu 11: Bài ca dao trên có âm điệu như thế nào?
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
- A. Bồi hồi, luyến tiếc.
B. Xót xa, ngậm ngùi.
- C. Nhẹ nhàng, luyến tiếc.
- D. Nhẹ nhàng, xót xa.
Bình luận