Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Nội dung và hình thức của văn bản văn học. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đề tài của văn bản văn học là gì?
A. Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
- B. Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống
- C. Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, là những trạng thái tâm hồn, cảm xúc được thể hiện trong văn bản
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 2 : Được coi là thuộc về nội dung của văn bản văn học các khái niệm nào sau đây?
A. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật
- B. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, thể loại, cảm hứng nghệ thuật
- C. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, ngôn từ, cảm hứng nghệ thuật
- D. Đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, cảm hứng nghệ thuật
Câu 3: Dòng nào dưới đây giải thích sai lí do vì sao với văn bản văn học, người ta không thể tách biệt nội dung khỏi hình thức?
- A. Vì nội dung chỉ có thể hiện trong hình thức.
- B. Vì hình thức phải là hình thức của một nội dung cụ thể nào đó.
- C. Vì hình thức và nội dung có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng.
D. Vì nội dung có trước và quyết định hình thức.
Câu 4: Dòng nào dưới đây giải thích không đúng lí do vì sao trong nghiên cứu văn học, người ta lại cần phải phân chia nội dung và hình thức của văn bản văn học?
A. Vì không phân chia thì không thể hiểu được văn bản văn học.
- B. Vì để tiện cho việc đi sâu tuần tự vào các lớp của văn bản văn học.
- C. Vì để tiện cho việc hiểu dần dần mối quan hệ giữa nhà văn và hiện thực cuộc sống.
- D. Vì cần thiết cho việc chuyên nghiên cứu một phương diện nào đó của tác phẩm
Câu 5: Các khái niệm nào thuộc về hình thức của văn bản văn học?
- A. Ngôn từ, kết cấu, thể loại, chủ đề
- B. Ngôn từ, kết cấu, thể loại, tư tưởng
C. Ngôn từ, kết cấu, thể loại
- D. Ngôn từ, kết cấu, thể loại, đề tài
Câu 6: Chủ đề của văn bản văn học là gì?
A. Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản văn học.
- B. Là nội dung chính được nói đến trong văn bản văn học.
- C. Là đề tài chính được đề cập trong văn bản văn học.
- D. Là nội dung bao trùm của văn bản văn học.
Câu 7: Tư tưởng của văn bản văn học là gì?
- A. Là những gì thuộc về thế giới tinh thần mà tác giả sáng tạo nên trong văn bản văn học.
- B. Là những tư tưởng, tình cảm mà tác giả ca ngợi, gửi gắm trong văn bản văn học.
C. Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu cùng với nhận thức, quan niệm mà tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc.
- D. Là sự giải thích, miêu tả đối với chủ đề đã nêu hoặc nhận thức, quan niệm mà tác giả muốn trao đổi, gửi gắm, đối thoại với người đọc.
Câu 8: Cảm hứng nghệ thuật của văn bản văn học là gì?
A. Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
- B. Là tình cảm, hứng thú của tác giả thể hiện qua văn bản.
- C. Là những tình cảm, hứng thú được thể hiện một cách nghệ thuật.
- D. Là tất cả những trạng thái cảm xúc của tác giả và nhân vật.
Câu 9: Ngôn từ của văn bản văn học là gì?
- A. Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học.
- B. Là yếu tố thứ nhất của văn bản văn học.
- C. Là yếu tố quan trọng nhất của văn bản văn học.
D. A và B đều đúng
Câu 10: Kết cấu của văn bản văn học là gì?
A. Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
- B. Là cách tổ chức nên cấu trúc văn bản văn học.
- C. Là cách xây dựng tác phẩm văn học.
- D. Là cách liên kết các câu, các đoạn, các phần của văn bản.
Câu 11: Thể loại của văn bản văn học là gì?
- A. Là sự thống nhất, hài hòa giữa nội dung và hình thức của văn bản văn học.
B. Là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản.
- C. Là các thể văn khác nhau với những quy định cụ thể, chặt chẽ, tiện lợi, dùng để sáng tác văn học.
- D. Là hệ thống những quy ước, quy định về hình thức của văn bản văn học.
Câu 12: Khái niệm hình thức mang tính nội dung thường được sử dụng để nhấn mạnh điều gì?
- A. Tầm quan trọng của nội dung.
- B. Tầm quan trọng của hình thức.
C. Sự thống nhất giữa hình thức và nội dung.
- D. Không có hình thức thuần túy.
Câu 13: Nhận định nào không thỏa đáng khi bàn về ý nghĩa quan trọng của ngôn từ trong văn bản văn học?
- A. Không có ngôn từ thì nhà văn không có phương tiện, chất liệu để sáng tạo văn bản văn học.
- B. Không có ngôn từ thì người đọc không có căn cứ cụ thể để tìm hiểu, thưởng thức văn bản văn học.
C. Không có ngôn từ thì nhà văn và người đọc không thể hiểu biết, thông cảm và quý trọng lẫn nhau.
- D. Không có ngôn từ thì không tồn tại chi tiết, tình tiết, hình tượng, nhân vật,... nghĩa là không có văn bản văn học.
Câu 14: Mối quan hệ giữa cảm hứng và tư tưởng trong văn bản văn học
- A. Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản, nó thể hiện những trạng thái cảm xúc, tâm hôn của văn bản.
- B. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm vào bên trong tác phẩm.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
- D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 15: Đề tài của hai tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố và Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan có điểm gì giống nhau?
A. Viết về cuộc sống cơ cực của người nông dân ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và sự vùng lên phản kháng tự phát của họ
- B. Miêu tả cuộc sống người nông dân trong những ngày sưu thuế nặng nề, nông dân bị áp bức, bóc lột quá mức phải vùng lên phản kháng
- C. Miêu tả cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân trước những thủ đoạn bóc lột bằng hình thức cho vay nặng lãi của bọn địa chủ ở nông thôn, bị cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng, không còn lối thoát, họ phải vùng lên chống lại
- D. Hai tác phẩm trên không có điểm chung
Bình luận