Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khái quát yêu cầu sử dụng tiếng Việt?

  • A. Sử dụng đúng và chính xác
  • B. Sử dụng hay và phong phú
  • C. Sử dụng chính xác và phong phú
  • D. Sử dụng đúng và hay

Câu 2: Các phương diện của yêu cầu sử dụng tiếng Việt gồm những gì?

  • A. Ngữ âm, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, chính tả.
  • B. Ngữ âm và chữ viết, phong cách ngôn ngữ, ngữ pháp, từ ngữ.
  • C. Chữ viết, phong cách ngôn ngữ, chính tả, ngữ âm.
  • D. Từ ngữ, ngữ âm, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ.

Câu 3: Những yêu cầu đúng và đủ của việc sử dụng tiếng Việt về ngữ âm và chữ viết?

  • A. Phát âm theo âm thanh chuẩn, thể hiện ở chữ viết.
  • B. Viết đúng các quy tắc chính tả.
  • C. Phát âm theo âm thanh chuẩn, viết đúng các quy tắc chính tả.
  • D. Sử dụng đúng từ ngữ và viết đúng quy tắc ngữ pháp.

Câu 4: Dòng nào nêu đúng và đủ yêu cầu sử dụng tiếng Việt về từ ngữ?

  • A. Dùng đúng hình thức và cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp.
  • B. Dùng đúng quy cách cấu tạo, ý nghĩa và đặc điểm của tiếng Việt.
  • C. Dùng đúng ý nghĩa của từ và hình thức cấu tạo của chúng.
  • D. Dùng đúng cách phát âm các từ ngữ theo chuẩn tiếng Việt.

Câu 5: Dòng nào nêu đúng yêu cầu sử dụng tiếng Việt về ngữ pháp?

  • A. Dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo.
  • B. Viết câu đúng quy tắc ngữ pháp, dùng đúng dấu câu.
  • C. Sử dụng đúng các biện pháp tu từ.
  • D. Viết tiếng Việt đúng theo quy tắc chính tả hiện hành.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây mắc lỗi về ngữ âm và chữ viết?

  • A. Từng dấu bàn chân trâu to lớn để lại trên cát.
  • B. Vẻ đẹp lộng lẫy của vòng ngọc trân châu rạng ánh ngời
  • C. Con châu thắng trận tung hoành trên bãi biển.
  • D. Chuỗi hạt trân châu này thật đẹp.

Câu 7: Câu nào không mắc lỗi dùng từ?

  • A. Một màn sương bàn bạc bay trong không gian.
  • B. Thúy Kiều là con người tài sách vẹn toàn.
  • C. Cuộc họp sẽ kéo dài vì nhiều việc phải bàng bạc kĩ.
  • D. Anh ấy thật sự là một tấm gương sáng chói.

Câu 8: Câu văn sau thừa từ nào?

Để xây dựng chiếc cầu bắc qua sông Hồng, đây là phương án tối ưu nhất.

  • A. Để
  • B. Chiếc
  • C. Nhất
  • D. Bắc

 

Câu 9: Trường hợp nào sau đây mắc lỗi về ngữ pháp?

  • A. Nhờ tác phẩm này mà ông ta rất nổi tiếng từ thời trước Cách mạng.
  • B. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng này mà ông sống mãi trong lòng bạn đọc.
  • C. Nhờ tác phẩm rất nổi tiếng của ông từ thời trước Cách mạng tháng Tám.
  • D. Nhờ Cách mạng tháng Tám mà ông có được tác phẩm nổi tiếng này.

Câu 10: Chọn từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu thơ: Bát cơm đầy tay mẹ xới cho con – Rau con trồng mẹ luộc những mầm [...]

  • A. non
  • B. ngon
  • C. con

Câu 11: Câu nào không mắc lỗi chính tả (chữ viết) và ngữ âm 

  • A. Không giặc quần áo ở đây.
  • B. Khi sân trường khô dáo, chúng em chơi đá cầu hoặc đánh bi.
  • C. Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi.
  • D. Lan là một loài hoa đặc trưng cho vùng đất Tây Bắc

Câu 12: Phát hiện lỗi sai trong câu sau: "Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng."

  • A. Từ "những"
  • B. Từ "hiểu sai"
  • C. Từ "thầy giáo"
  • D. Từ "truyền tụng"

Câu 13: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"Bẩm cụ từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù, bẩm có thế, con có nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá! Ði ở tù còn cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước, một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù."

( Nam Cao, Chí Phèo)

Đoạn trích trên có sử dụng từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 14: Nếu có thì đó là những từ ngữ nào?

  • A. Các từ xưng hô: "bẩm", "cụ", "con".
  • B. Các thành ngữ: "trời tru đất diệt", "thước đất cắm dùi".
  • C. Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: "sinh ra", "có dám nói gian", "quả", "về làng về nước", "chả làm gì nên ăn", ...
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15: Những từ ngữ và cách nói như trên không thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không?

  • A. Có
  • B. Không

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác