Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khái niệm "tự sự" (kể chuyện) là gì?

  • A. Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
  • B. Là phương thức biểu đạt thể hiện tình cảm, cảm nghĩ cá nhân về một sự việc, hiện tượng.
  • C. Là phương pháp thể hiện tính bắt buộc phải thực hiện trong một sự việc.

Câu 2: Sự việc tiêu biểu được hiểu là gì?

  • A. Là những mốc quan trọng góp phần hình thành bố cục, từ đó dẫn dắt câu chuyện, từng bước hoàn chỉnh văn bản.
  • B. Là những sự việc xảy ra trong diễn biến của câu chuyện.
  • C. Là những mốc thời gian được nói đến trong toàn bộ câu chuyện.
  • D. Là những diễn biến tâm lí, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện.

Câu 3: Tại sao cần phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự?

  • A. Vì bài văn rất cần sát với thực tế.
  • B. Vì bài văn rất cần có được những dẫn chứng cụ thể.
  • C. Vì bài văn rất cần các sự việc và chi tiết cụ thể.
  • D. Vì không phải sự việc và chi tiết nào cũng tiêu biểu.

Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là yêu cầu của các bước lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu?

  • A. Xác định rõ bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).
  • B. Xác định rõ thái độ và tình cảm mà mình muốn thể hiện.
  • C. Tìm những sự việc, chi tiết thể hiện được tình cảm và thái độ.
  • D. Lựa chọn sự việc và chi tiết phù hợp nhất.

Câu 5: Đoạn thơ sau nói về nội dung gì?

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.

(Tiễn dặn người yêu)

  • A. Nỗi buồn đau của cô gái khi phải từ biệt mẹ cha để về nhà chồng.
  • B. Nỗi buồn đau của cô gái khi phải lấy người chồng mà mình không yêu.
  • C. Nỗi lưu luyến của cô gái khi phải chia tay với những hình ảnh đã quen thuộc với cuộc sống lao động của mình.
  • D. Nỗi đau đớn của cô gái và người cô yêu khi cô gái phải đi lấy chồng.

Câu 6:  Câu thơ nào không nhằm thể hiện nỗi niềm đắng cay, đau đớn của cô gái?

  • A. Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ
  • B. Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi
  • C. Tới rừng lá ngon ngóng trông
  • D. Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về cách bày tỏ tình cảm, thái độ trong đoạn thơ trên?

  • A. Đoạn thơ miêu tả trực tiếp nỗi niềm, tâm trạng của cô gái và chàng trai.
  • B. Tình cảm, thái độ của cô gái và chàng trai đều được miêu tả một cách gián tiếp qua những câu thơ tả cảnh.
  • C. Miêu tả trực tiếp tâm trạng của cô gái và miêu tả gián tiếp tâm trạng của chàng trai.
  • D. Miêu tả gián tiếp tâm trạng của cô gái và miêu tả trực tiếp tâm trạng của chàng trai.

Câu 8: Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, sự việc nào thể hiện rõ cái nhìn nhân ái, bao dung của nhân dân lao động?

  • A. An Dương Vương kiên quyết xây được Loa Thành.
  • B. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thủy.
  • C. Mị Châu chết, nhưng xác biến thành ngọc thạch.
  • D. Trọng Thủy lao đầu xuống giếng tự tử.

Câu 9: Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ nét nhất nỗi thương tiếc và ngưỡng vọng của nhân dân đối với An Dương Vương?

  • A. Vua lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.
  • B. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn.
  • C. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa.
  • D. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.

Câu 10: Mục đích chính của đoạn văn sau là gì?

Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước xỉa răng [...]. Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.

(Tắt đèn, Ngô Tất Tố)

  • A. Miêu tả cảnh sinh hoạt của gia đình ông bà Nghị.
  • B. Miêu tả cảnh ông bà Nghị đang ăn cơm.
  • C. Miêu tả chân dung con người và tính cách của ông Nghị.
  • D. Miêu tả thái độ của ông bà Nghị đối với chị Dậu.

Câu 11: Thái độ của tác giả đối với ông bà Nghị trong đoạn văn trên là gì?

  • A. Coi thường và trách cứ
  • B. Lên án và tố cáo
  • C. Châm biếm và khinh bỉ
  • D. Phẫn nộ và mỉa mai

Câu 12: Để thể hiện thái độ trên, tác giả đã lựa chọn sự việc nào?

  • A. Một bữa ăn thường nhật trong gia đình.
  • B. Cách thức chuẩn bị cho bữa ăn.
  • C. Những lời nói trong bữa ăn.
  • D. Những động tác diễn ra cuối bữa ăn.

Câu 13: Chi tiết nào tiêu biểu nhất trong đoạn văn trên thể hiện tính cách, bản chất của nhân vật ông Nghị?

  • A. Ông Nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bưng bát nước canh húp đánh soạt.
  • B. Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm.
  • C. Ông bà Nghị, mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt, rồi cùng uống nước xỉa răng.
  • D. Dứt mạch diễn thuyết, ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.

 

Câu 14: Có ý kiến cho rằng: Các chi tiết, sự việc đưa vào bài văn có thể do ta đọc, hoặc tự phát hiện, hoặc ghi lại trong cuộc sống nhưng nhất thiết phải nổi bật, hấp dẫn, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung biểu hiện tư tưởng chủ đề của bài văn, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Câu 15: Nếu không có sự lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự thì điều gì sẽ xảy ra?

  • A. Gây ra sự lan man trong bài văn, không có điểm nhấn, nút thắt cao trào cho câu chuyện.
  • B. Câu chuyện sẽ thêm phong phú vì có nhiều chi tiết để đọc.
  • C. Câu chuyện sẽ lắng đọng hơn, giúp người đọc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.

 

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác