Trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối bài 18 Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 bài 18 Vương quốc Chăm-pa và vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vương triều nào ra đời mở ra thời kỳ phát triển mới của Vương quốc Chăm- pa?
- Vương triều Gúp-ta
- Vương triều Đê-li
Vương triều Vi-giay-a
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: "Cuộc chiến tranh Một trăm năm" khiến Chăm - pa hai lần bị Chân Lạp chiếm đóng diễn ra vào khoảng thời gian nào?
- 1220 - 1353
- 989 - 1220
1113 - 1220
- 1112 - 1212
Câu 3: Những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa?
- Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...
- Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản
- Thương mại đường biển phát triển mạnh mẽ, nhiều hải cảng được mở rộng
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Từ năm 1220 - 1353 là thời kì gì của vương triều Vi - giay - a?
Thời kì thịnh đạt nhất
- Thời kì suy yếu nhất
- Thời kì bắt đầu suy yếu
- Thời kì bắt đầu phát triển
Câu 5: Những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- Chữ viết: chữ Chăm được cải tiến và hoàn thiện
- Kiến trúc, điêu khắc: nổi tiếng nhất là các đền tháp được xây bằng gạch nung
- Biểu diễn ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ và có nhiều điệu múa nổi tiếng
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 6: Ý nào không phải những hoạt động kinh tế chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa:
- Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, tiếp tục phát triển các kĩ thuật đào kênh, đắp đập thuỷ lợi,...
- Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va.
- Nghề thủ công: sản xuất gốm, dệt vải, chế tác đồ trang sức, đóng thuyền,...
Câu 7: Đâu lànhững nét chính về tôn giáo - tín ngưỡng ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- Hin-đu giáo có vị trí quan trọng nhất, chủ yếu thờ thần Si-va
- Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi
- Phật giáo tiếp tục phát triển
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Ý nào không phải những nét chính về văn hoá ở Chăm-pa từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- Chữ viết: chữ Chăm được cải tiến và hoàn thiện.
- Biểu diễn ca múa nhạc: sử dụng các bộ nhạc cụ và có nhiều điệu múa nổi tiếng.
- Kiến trúc, điêu khắc: nổi tiếng nhất là các đền tháp được xây bằng gạch nung.
Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
Câu 9: Đâu là những nét chính về tình hình chính trị vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyên cai trị của Chân Lạp
- Chân Lạp phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm -> không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ
- Khu vực Nam Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi điều kiện tự nhiên -> cư dân thưa vắng
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Ý nào không phải những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- Cư dân Nam Bộ tập trung thành xóm làng ở những vùng đất cao phía Tây
Vương quốc Phù Nam sụp đổ, vùng đất Nam Bộ trên danh nghĩa bị đặt dưới quyên cai trị của Chân Lạp
- Hin-đu giáo, Phạt giáo, các tín ngưỡng dân gian: tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá
- Đời sống vật chất, tinh thần phản ánh nền văn hoá bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước
Câu 11: Đâu là những nét chính về văn hoá của vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
- Giữ nhiều truyền thống văn hoá từ thời Phù Nam, tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc.
- Hin-đu giáo, Phạt giáo, các tín ngưỡng dân gian: tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hoá.
- Đời sống vật chất, tinh thần phản ánh nền văn hoá bình dân của những con người sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Thế kỉ XV,, triều đình Ăng - co xảy ra sự kiện gì?
Sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái khiến triều đình Ăng-co suy yếu.
- Phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm
- Không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
- Khai thác và trao đổi, buôn bán nhiều loại lâm thổ sản quý, đánh bắt hải sản.
Câu 13: Nguyên nhân nào khiến trong một thời kì dài, triều đình Chân Lạp không thể quản lí và kiểm soát được vùng đất Nam Bộ?
- Thế kỉ XV: sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái và sự tấn công của người Thái khiến triều đình Ăng-co suy yếu
- Cuối thế kỉ XIV: phải đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm
- Cả hai đáp án trên đều sai
Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 14: Kinh đô của Chăm - pa từ thế kỉ X là
- Trà Kiệu
Vi - giay - a
- Chăm - pa
- Đông Dương
Câu 15: Đền tháp Po-na-ga được xây dựng khi nào?
- Thế kỷ VII đến hết thế kỷ X
- Thế kỷ VII đến hết thế kỷ XII
- Thế kỷ VII đến hết thế kỷ XI
Thế kỷ VIII đến hết thế kỷ XIII
Câu 16: Dân cư khu vực Nam Bộ như thế nào trong suốt thế kỉ X - XIV?
Rất thưa thớt
- Rất đông đúc
- Đông dân
- Rất giàu có
Câu 17: Thế kỷ VIII đến hết thế kỷ XIII là thời kỳ gì ở Cham-pa-cổ
- Thời kỳ Hinđu giáo suy yếu
- Thời kỳ Hinđu giáo mới du nhập vào
Thời kỳ Hinđu giáo phát triển cực thịnh
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Chăm - pa tập trung vào ngành kinh tế nào?
- Thương nghiệp
- Thủ công
- Công nghiệp
Nông nghiệp
Câu 19: Đâu là đặc điểm của tháp Po-na-ga
- Là thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia ký và tôn giáo, tín ngưỡng,
- Một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm
Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 20: Trong quá trình cai quản Phù NAm cũ, triều đình Ăng - co đã:
A. Gặp nhiều khó khăn trong quản lí.
- B. Thuận lợi cai trị.
- C. Vơ vét bóc lột được rất nhiều của cải.
- D. Tổ chức bộ máy quản lí chặt chẽ
Bình luận