Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều bài 9 Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 9 Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ, Ấn Độ trở nên như thế nào?
- Phát triển bình thường
- Phát triển phồn thịnh
Rơi vào tình trạng chia cắt
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Tên Ấn Độ được bắt nguồn từ:
Tên một dòng sông
- Tên một ngọn núi
- Tên một vị thần
- Tên của người sáng lập nên nhà nước đầu tiên
Câu 3: Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là
- Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ
- Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Ả rập Hồi giáo)
- Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á
Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á
Câu 4: Quốc gia lớn mạnh nhất thời cổ đại ở Ấn Độ là:
- Kashi
- Kosala
Magadha
- Vrijis
Câu 5: Ở Ấn Độ thời phong kiến, đạo nào thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thân Thiện, thần Ác?
- Đạo Phật
Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu
- Đạo Bàlamôn
- Tất cả các đạo trên
Câu 6: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
Đều là vương triều của người nước ngoài
- Cùng theo đạo Hồi
- Cùng theo đạo Phật
- Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì
Câu 7: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ là:
- Krixna-Rađa và Mê-ga-đu-ta
- I-li-at và Ô-đi-xê
Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta
- Xat-sai-a và Prit-si-cat
Câu 8: Kinh Vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo nào?
- Đạo Phật
Đạo Bà-la-môn và Đạo Hin-đu
- Đạo Hồi
- Đạo Thiên chúa
Câu 9: Đâu là những đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc Hồi giáo Đê-li?
- Nhiều công trình kiến trúc theo kiểu Hồi giáo được xây dựng
- Đặc trưng là các tháp cao, mái vòm, cửa vòm, sân rộng
- Hoạ tiết trang trí bằng chữ Ả-rập cổ
Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Những công trình kiến trúc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tôn giáo nào?
- Hồi giáo
Hin-đu giáo và Phật giáo
- Bà La Môn giáo
- Ấn Độ giáo
Câu 11: Phật giáo ra đời trong thời gian nào?
- Thế kỉ V TCN
Thế kỉ VI TCN
- Thế kỉ VII TCN
- Thế kỉ XVIII TCN
Câu 12: Sau khi thôn tính miền Bắc Ấn, người Thổ Nhĩ Kì đã lập ra
- Vương triều Gúp-ta
Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Vương triều Hác-sa
- Vương triều Mô-gôn
Câu 13: Cuối thời kì vương triều Đê-li, xuất hiện nhà văn hoá, nhà thơ lớn nào?
- Nguyễn Trãi
Kaibir
- Tun-xi Đa-xơ
- Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Loại chữ nào xuất hiện sớm và phổ biến nhất ở Ấn Độ?
- Chữ tượng hình
- Chữ tượng ý
- Chữ Hin-đu
Chữ Phạn
Câu 15: Ý nào sau đây không phải chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ trong hơn 300 năm tồn tại (1206 - 1526)?
- Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo
- Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo
- Tự dành cho minh tư tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại
Thu thuế ruộng đất và “thuế ngoại đạo” đối với toàn thể nhân dân
Câu 16: Quần thể kiến trúc nào ở Việt Nam chịu ảnh hưởng đậm nét từ văn hóa Hindu của Ấn Độ?
- Chùa Một Cột
- Ngọ Môn (Huế)
- tháp Phổ Minh
Thánh địa Mĩ Sơn
Câu 17: Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo của các ông vua thuộc vương triều Hồi giáo Đê – li đã dẫn đến hậu quả gì?
- Sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều đình
- Yếu tố văn hóa mới được du nhập vào Ấn Độ
Sự bất bình trong nhân dân tăng lên
- Nội chiến diễn ra liên miên gây nhiều tổn thất
Câu 18: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gup-ta?
Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m
- Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m
- Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng
- Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg
Câu 19: Đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á đã dẫn đến thành lập một vương triều Hồi giáo nữa ở giáp
- Phía Nam Ấn Độ
- Miền Trung Ấn Độ
Tây Bắc Ấn Độ
- Thành phố Bắc Ấn
Câu 20: Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?
- Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm
Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay
- Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á
- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo
Xem toàn bộ: Giải bài 9 Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến
Bình luận