Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 7 cánh diều bài 6 Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 bài 6 Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là

  • Thanh
  • Minh
  • Nguyên
  • Tần

Câu 2: Xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành từ:

  • Thế kỉ III
  • Thế kỉ II
  • Thế kỉ III trước công nguyên
  • Thế kỉ II trước công nguyên

Câu 3: Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường?

  • Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương
  • Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn nhân tài làm quan.
  • Nhà Đường tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ và đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Vương triều nào tồn tại lâu nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

  • Nhà Đường
  • Nhà Hán
  • Nhà Minh
  • Nhà Thanh

Câu 5: Về kinh tế nhà Đường có gì nổi bật?

  • Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân
  •  Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển: gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây
  • Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Người Trung Quốc cổ đại khắc chữ trên

  • Mai rùa
  • Đất sét
  • Giấy Pa-pi-rút
  • Vách đá

Câu 7: Trong hai thế kỉ VII - VIII, đô thị Trường An cso bao nhiêu người sinh sống?

  • 1 triệu người
  • 2 triệu người
  • 3 triệu người
  • 4 triệu người

Câu 8: Hàn Phi Tử là đại diện phái

  • Nho gia
  • Pháp gia
  • Mặc gia
  • Đạo gia

Câu 9: Những biểu hiện của sự phát triển nông nghiệp dưới thời Minh - Thanh?

  • Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng 
  • Các vua đầu triều Minh - Thanh thường giảm thuế khoá, chia ruộng đất cho nông dân đồng thời chú trọng công tác thuỷ lợi
  • Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông,...đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 10: Lão Tử là đại diện phái

  • Nho gia
  • Pháp gia
  • Mặc gia
  • Đạo gia

Câu 11: Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp dưới thời Minh - Thanh?

  • Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, những nghề thủ công nổi tiếng nhất thời kì này là dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
  • Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị
  • Thời nhà Thanh đã hình thành nên những khu vực chuyên môn hoá sản xuất và đông đảo người làm thuê
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

  • Nho giáo
  • Đạo giáo
  • Phật giáo
  • Tôn giáo dân gian Trung Quốc

Câu 13: Những biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp dưới thời Minh - Thanh?

  • Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh
  • Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán
  • Hàng hoá Trung Quốc được buôn bán khắp thế giới, tập trung ở Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập và các nước Đông Nam Á
  • Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích gì?

  • Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài
  • Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về
  • Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng
  • Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến

Câu 15: Những vương triều ngoại tộc nào từng thống trị ở Trung Quốc thời phong kiến?

  • Nguyên và Mãn Thanh
  • Minh và Mãn Thanh
  • Hán và Đường
  • Tùy và Nguyên

Câu 16: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?

  • Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều
  • Nhà Tấn, Tam Quốc, Nam - Bắc triều
  • Nam - Bắc triều, Tam Quốc, nhà Tấn
  • Nam - Bắc triều, nhà Tấn, Tam Quốc

Câu 17: Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm những giai cấp nào?

  • Quý tộc, nông dân
  • Địa chủ, nông nô
  • Địa chủ, nông dân lĩnh canh
  • Quý tộc, nông nô

Câu 18: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng đó là gì?

  • Kĩ thuật in
  • Kĩ thuật nhuộm, dệt vải
  • La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
  • Đóng tàu, chế tạo súng

Câu 19: Người nông dân nhận ruộng của địa chủ phải có nghĩa vụ

  • Nộp tô
  • Nộp sưu
  • Đi lao dịch
  • Phục vụ

Câu 20: Ở Trung Quốc tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến?

  • Nho giáo
  • Đạo giáo
  • Phật giáo
  • Tôn giáo dân gian Trung Quốc

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác