Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 6 kết nối tri thức học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở đâu?

  • A. Cửa sông Hát
  • B. Mê Linh
  • C. Luy Lâu
  • D. Giao Chi

Câu 2: Sau thời gian ngắn khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giải phóng bao nhiêu tỉnh thành?

  • A. 63
  • B. 54
  • C. 65
  • D. 66

Câu 3: Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là?

  • A. Trả thù cho chồng
  • B. Trả thù cho đất nước
  • C. Khôi phục lại thế lực vua Hùng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nghĩa quân làm chủ vùng đất Đường Lâm, chiếm thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị trong vòng 9 năm. Đây là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  • C. Khởi nghĩa Lý Bí.
  • B. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
  • D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 5: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào?

  • A. So sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch.
  • B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc.
  • C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng.
  • D. Người lãnh đạo không có tài năng.

Câu 6: Nội dung nào là ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

  • A. Mở đầu cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
  • B. Là cuộc khởi nghĩa duy nhất do phụ nữ lãnh đạo.
  • C. Kết thúc cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
  • D. Là cuộc khởi nghĩa duy nhất giành được quyền tự chủ, mở nền độc lập lâu dài cho dân tộc.

Câu 7: Bà Triệu liên tiếp lập chiến công, vua Ngô là Tôn Quyền đã phái tướng nào đến đàn áp cuộc khởi nghĩa?

  • A. Hoằng Tháo
  • B. Lục Dận
  • C. Mã Viện
  • D. Tất cả đều sai

Câu 8: Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị trướng ở khắp nơi thể hiện điều gì?

  • A. Khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.
  • B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao Hai Bà Trưng.
  • C. Thể hiện sự phát triển cùa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
  • D. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

Câu 9: Khi ra trận, Bà Triệu được người dân tôn là gì?

  • A. Nhụy Kiều tướng quân
  • B. Thiên Mệnh tướng quân
  • C. Lệ Gấm tướng quân
  • D. Tất cả đều sai

Câu 10: Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì? 

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: Khởi nghĩa và kháng chiến
  • B. Chống ách đô hộ của nhà Hán
  • C. Chống ách đô hộ của nhà Đường
  • D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc

Câu 11: Nhận xét nào không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân Giao Châu do Lý Bí Lãnh đạo? 

  • A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
  • B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt
  • C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta
  • D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô

Câu 12: Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa trong tình hình xã hội nước ta cụ thể được cho đang như thế nào?

  • A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.
  • B. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.
  • C. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.
  • D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.

Câu 13: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tổng Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu?

  • A. 3 năm 
  • B.  9 năm
  • C. 10 năm.
  • D. Hơn 60 năm.

Câu 14:“Vung tay đánh cọp xem còn dễ/Đối diện Bà Vương mới khó sao” là câu nói chỉ vị anh hùng dân tộc nào?

  • A. Trưng Trắc. 
  • B. Trưng Nhị.
  • C. Bà Triệu.
  • D. Lê Chân. 

Câu 15: Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gần với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  • B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.
  • C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.
  • D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Câu 16: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở đâu?

  • A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Câu 17: Địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến theo chiến thuật du kích của Triệu Quang Phục chống quân Lương là

  • A. động Khuất Lão.
  • B. cửa sông Tô Lịch
  • C. thành Long Biên.
  • D. đầm Dạ Trạch.

Câu 18: Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc là:

  • A. chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt.
  • B. chính sách đồng hoá của chính quyến đô hộ gây tâm lí bất bình trong nhân dân.
  • C. chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
  • D. do ảnh hưởng của các phong trào nông dân ở Trung Quốc.

Câu 19: Xác định câu đúng về nội dung lịch sử:

  • A. Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã nổi dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi.
  • B. Trưng Trắc được suy tôn làm “Lệ Hải Bà Vương”, đóng đó ở Mê Linh.
  • C. Năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nên nước Vạn Xuân, đóng đó ở Cổ Loa (Hà Nội).
  • D. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan không chỉ lan rộng ra phạm vi cả nước mà còn được cả nhân dân Chăm-pa, Chân Lạp hưởng ứng.

Câu 20: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Giữa thế kỷ VI
  • B. Đầu thế kỷ VII
  • C. Đầu thế kỷ VIII
  • D. Cuối thế kỷ X

Câu 21: Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời bắc thuộc?

“Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”

  • A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
  • C. Khởi nghĩa Lý Bí.
  • D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 22:  Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”?

  • A. Triệu Thị Trinh.
  • B. Bùi Thị Xuân.
  • C. Nguyễn Thị Bình.
  • D. Lê Chân.

Câu 23: Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở

  • A. vùng cửa sông Bạch Đằng.
  • B. Phong Châu.
  • C. vùng cửa sông Tô Lịch.
  • D. Phong Khê

Câu 24: Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở

  • A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).
  • B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
  • C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
  • D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).
Câu 25: Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở
  • A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).
  • B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
  • C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
  • D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Câu 26: Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở

  • A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).
  • B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).
  • C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
  • D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay)
Câu 27: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến

Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên

Nhiều năm kham khổ liên miên

Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Lý Bí.
  • C. Triệu Quang Phục.
  • D. Phùng Hưng.

Câu 28: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Vua nào xưng “đế” đầu tiên

Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Lý Nam Đế.
  • C. Triệu Quang Phục.
  • D. Phùng Hưng.

Câu 29: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Người Hà Tĩnh, mặt đen như mực,

Từng chiêu binh ra sức chống Tàu

Nghệ An chiếm được buổi đầu

Tấm gương tung dũng đời sau còn truyền”

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Lý Nam Đế.
  • C. Triệu Quang Phục.
  • D. Phùng Hưng.

Câu 30: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Vua nào quét sạch quân Đường,

Nổi danh Bố Cái Đại vương thủa nào

Tiếc thay mệnh bạc tài cao,

Gianh sơn lại phải rơi vào lầm than”

  • A. Mai Thúc Loan.
  • B. Lý Nam Đế.
  • C. Triệu Quang Phục.
  • D. Phùng Hưng.

Câu 31:Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã

  • A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
  • B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
  • D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Câu 32: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) đã

  • A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
  • B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
  • D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Câu 33:  Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722) đã

  • A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
  • B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
  • D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Câu 34: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 603) đã

  • A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
  • B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.
  • C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.
  • D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 60 năm

Câu 35: Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

  • A. Lễ Giáng sinh.
  • B. Tết Hàn thực.
  • C. Lễ phục sinh.
  • D. Tết dương lịch.

Câu 36:  Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

  • A. Tết Đoan Ngọ.
  • B. Lễ Giáng sinh.
  • C. Lễ Phật đản.
  • D. Tết dương lịch.

Câu 37:  Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là

  • A. tết diệt sâu bọ.
  • B. tết đoàn viên.
  • C. tết báo hiếu.
  • D. tết thiếu nhi.

Câu 38: Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là

  • A. tết diệt sâu bọ.
  • B. tết đoàn viên.
  • C. tết báo hiếu.
  • D. tết thiếu nhi.

Câu 39: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

  • A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.
  • B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.
  • C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.
  • D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.

Câu 40:  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời bắc thuộc?

  • A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.
  • B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.
  • C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.
  • D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo