Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 6 kết nối tri thức học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức kỳ 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Triệu Đà chiếm được Âu Lạc vào năm nào?

  • A. 179
  • B. 197
  • C. 179 TCN
  • D. 170 TC

 Câu 2: Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta là chính sách cai trị của

  • A. Nhà Hán
  • B. Nhà Tùy
  • C. Nhà Đường
  • D. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời nhà Hán

Câu 3: Đứng đầu chính quyền đô hộ của nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là

  • A Thứ sử.
  • B. Thái thú. 
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Tiết độ sứ

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là

  • A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
  • B. Khởi nghĩa Lý Bí.
  • C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
  • D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.

Câu 5: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện những chính sách nào để bóc lột nhân dân ta?

  • A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt
  • B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi
  • C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra
  • D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ 

Câu 6: Thời kì Bắc thuộc lần thứ ba ở nước ta bắt đầu từ khi nào?

  • A. Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân.
  • B. Năm 43, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang tái chiếm.
  • C. 400 năm các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, Đại Việt bị Trung Quốc xâm lược.
  • D. Triệu Đà diệt An Dương Vương

Câu 7: Dưới tác động của chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nghề thủ công mới nào đã xuất hiện ở nước ta?

  • A. Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc
  • B. Làm giấy, làm thủy tinh.
  • C. Rèn sắt.
  • D. Làm đồ gốm

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng biến chuyển của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc?

  • A. Năng suất lúa tăng hơn trước
  • B. Công cuộc khẩn hoang được đẩy mạnh
  • C. Các công trình thủy lợi được xây dựng
  • D. Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp

Câu 9: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc. 
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với hào trưởng người Việt ở các làng, xã. 
  • C. Mâu thuẫn giữa người bản xứ với địa chủ người Hán.
  • D. Mâu thuẫn giữa hào trưởng người Việt với chính quyền đô hộ. 

Câu 10: Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

  • A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng
  • B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc
  • C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán
  • D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Câu 11: Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?

  • A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.
  • B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
  • C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
  • D. Bắt nhân dân ta cống nạp các sản vật quý trên rừng, dưới biến.

Câu 12: Tầng lớp nào trong xã hội đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc ?

  • A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hoá. 
  • B. Địa chủ người Việt.
  • C. Nông dân làng xã. 
  • D. Hào trưởng bản địa.

Câu 13: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời kì Bắc thuộc?

  • A. Địa chủ với nông dân.
  • B. Tư sản với công nhân.
  • C. Quý tộc với nông dân.
  • D. Nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc

Câu 14: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã thực hiện chính sách gì để tổ chức bộ máy cai trị?

  • A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
  • B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
  • C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
  • D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.

Câu 15: Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?

  • A. Thành Cổ Loa
  • B. Thành Luy Lâu.
  • C. Thành Tống Bình.
  • D. Thành Đại La.

Câu 16: Chính quyền đô hộ của người Hán được thiết lập tới tận cấp huyện từ thời kì nào?

  • A. Nhà Triệu.
  • B. Nhà Hán
  • C. Nhà Ngô.
  • D. Nhà Đường. 

Câu 17: Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?

  • A. Rèn sắt.
  • B. Nghề đúc đồng.
  • C. Nghề làm giấy.
  • D. Nghề làm gốm.

Câu 18: Bài học lớn nhất cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược là gì?

  • A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
  • B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
  • C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
  • D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.

Câu 19: Câu nào sau đây sai về nội du lịch sử?

  • A. Trong thời kì Bắc thuộc, trồng lúa vẫn là nghề chính của nhân dân ta.
  • B. Phong kiến phương Bắc đã chia nước ta thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
  • C. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở đầu là nhà Hán, kết thúc là nhà Đường đã áp đặt ách cai trị lên đất nước ta.
  • D. Khuôn đúc đồng, gốm men, đất nung được tìm thấy ở Luy Lâu chứng tỏ các nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển trong thời kì Bắc thuộc.

Câu 20: Trị sở của các chính quyền đô hộ phương Bắc trong thời Bắc thuộc là

  • A. Luy Lâu, Tống Bình - Đại La
  • B. Mê Linh, Tống Bình - Đại La
  • C. Cổ Loa, Luy Lâu
  • D. Phong Châu, Tống Bình - Đại La

Câu 21: Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ?

  • A. 15 bộ.
  • B. 16 bộ.
  • C. 17 bộ.
  • D. 18 bộ.

Câu 22:Thời Văn Lang, người đứng đầu liên minh 15 bộ là

  • A. Lạc hầu.
  • B. Lạc tướng.
  • C. Bồ chính.
  • D. Vua Hùng.

Câu 23: Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước

  • A. Văn Lang.
  • B. Âu Lạc.
  • C. Chăm-pa.
  • D. Phù Nam.

Câu 24: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là

  • A. sản xuất thủ công nghiệp.
  • B. trao đổi, buôn bán qua đường biển.
  • C. sản xuất nông nghiệp.
  • D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ.

Câu 25: Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tục

  • A. thờ cúng tổ tiên.
  • B. thờ thần – vua.
  • C. ướp xác.
  • D. thờ phụng Chúa Giê-su.

Câu 26: Nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam là

  • A. Chăm-pa.
  • B. Phù Nam.
  • C. Văn Lang.
  • D. Lâm Ấp.

Câu 27:  Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

  • A. Áp đặt chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề.
  • B. Chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo.
  • C. Bắt người Việt cống nạp vải vóc, hương liệu, sản vật quý.
  • D. Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại.

Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng phong tục, tập quán của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Xăm mình.
  • B. Làm bánh chưng, bán giầy.
  • C. Nhuộm răng đen.
  • D. Tục thờ thần – vua.

Câu 29: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn, dựng bằng tre, nứa, gỗ…
  • B. Thức ăn chính là: lúa mì, lúa mạch, thịt bò, rượu vang.
  • C. Để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam.
  • D. Phương tiện đi lại chủ yếu trên sông là: ghe, thuyền.

Câu 30: Nội dung nào sau đây không đúng về nước Văn Lang?

  • A. Tổ chức nhà nước còn sơ khai.
  • B. Đã có luật pháp thành văn và chữ viết.
  • C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • D. Chưa có quân đội, luật pháp.

Câu 31: Nội dung nào sau đây không đúng về nước Âu Lạc?

  • A. Kinh đô đặt ở Phong Châu (Phú Thọ).
  • B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt.
  • C. Địa bàn chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • D. Xây dựng được thành Cổ Loa kiên cố.

Câu 32: Điểm giống nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước.
  • B. Quân đội được tổ chức quy củ.
  • C. Có vũ khí tốt (nỏ Liên Châu).
  • D. Nhà nước đã có luật pháp thành văn.

Câu 33: Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

  • A. Tây Bắc và Đông Bắc.
  • B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
  • C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
  • D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 34: Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu?

  • A. Thái thú.
  • B. Thứ sử.
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Tiết độ sứ.
Câu 35: Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc là
  • A. nông dân công xã, hào trưởng người Việt.
  • B. địa chủ người Hán và nông dân lệ thuộc.
  • C. hào trưởng người Việt và nô tì, lạc dân.
  • D. địa chủ người Hán và nông dân công xã

Câu 36: Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận?

  • A. Thái thú.
  • B. Thứ sử.
  • C. Huyện lệnh.
  • D. Tiết độ sứ.

Câu 37: Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp dụng luật pháp hà khắc và

  • A. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
  • B. nắm độc quyền về muối và sắt.
  • C. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
  • D. đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.

Câu 38:Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã

  • A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
  • B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
  • C. nắm độc quyền về sắt và muối.
  • D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt.

Câu 39: Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là

  • A. sản xuất muối.
  • B. trồng lúa nước.
  • C. đúc đồng, rèn sắt.
  • D. buôn bán qua đường biển.

Câu 40: Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa

  • A. người Việt với chính quyền đô hộ.
  • B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
  • C. nông dân với địa chủ phong kiến.
  • D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo