Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 3: Thời gian trong lịch sử

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 3: Thời gian trong lịch sử - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cần phải xác định thời gian trong lịch sử vì

  • A. Lịch sử đã diễn ra không bao giờ lặp lại
  • B.  Lịch sử diễn ra theo trình tự thời gian
  • C. Lịch sử là những gì đã diễn ra không còn tồn tại thực
  • D. Lịch sử là các câu chuyện dân gian được kể từ đời này sang đời khác.

Câu 2: Người xưa không dùng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A. Đồng hồ cát
  • B. Đồng hồ nước
  • C. Đồng hồ điện tử
  • D. Đồng hồ mặt trời 

Câu 3: Cơ sở để con người xác định được thời gian và tạo ra lịch?

  • A. Đếm số ngày trong một năm.
  • B. Quan sát sự vận động của mặt trăng, mặt trời.
  • C. Dựa trên lịch của người nguyên thủy.
  • D. Quan sát các hiện tượng xã hội.

Câu 4: Trên thế giới các dân tộc đều sử dụng chung một bộ lịch là?

  • A. Âm lịch
  • B. Lịch tôn giáo
  • C. Công lịch
  • D. Lịch tài chính

 Câu 5: Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?

  • A.4
  • B.3
  • C.2
  • D.1

 Câu 6: Người phương Đông cổ đại sử dụng loại lịch nào?

  • A.  Âm lịch
  • B. Dương lịch
  • C. Công lịch
  • D. Lịch Hồi giáo

 Câu 7: Chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất để tính thời gian và làm ra lịch và cách tính này được gọi là:

  • A. Lịch công giáo
  • B. Dương Lịch
  • C.  Âm Lịch
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Theo âm lịch năm nhuận có bao nhiêu ngày?

  • A.  265 ngày
  • B.  365 ngày
  • C.  385 ngày
  • D.  366 ngày

Câu 9: Công lịch ra đời dựa trên cơ sở

  • A. Cải biến lịch Hồi giáo
  • B. Hoàn chỉnh lịch vạn niên
  • C. Sửa đổi cách tính của âm lịch
  • D. Dương lịch đã được hoàn chỉnh

 Câu 10: Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta. Em hãy tính khoảng thời gian theo thế kỉ, theo năm của sự kiện so với năm 2013.

  • A. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,102 năm
  • B. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,192 năm
  • C. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ III TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 3,000 năm
  • D. Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta cách nay 2,000 năm

Câu 11: Cách tính thời gian theo sự di chuyển của Mặt Trời gọi là?

  • A. Nông lịch
  • B. Âm lịch
  • C. Phật lịch
  • D. Dương lịch

 Câu 12: Năm đầu tiên của Công lịch là năm

  • A.  Thánh Ala ra đời
  • B.  Thần Brahma ra đời
  • C.  Phật Thích Ca ra đời
  • D.  Chúa Giê-su ra đời

 Câu 13: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?

  • A. 100 năm
  • B. 10 năm
  • C. 1000 năm
  • D. 10000 năm

 Câu 14: Cho sự kiện sau:

- Bính Thìn- Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương.

Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện trên so với năm 2018.

  • A. 1002 năm, 10 thế kỉ.
  • B. 1003 năm, 11 thế kỉ.
  • C. 1001 năm, 10 thế kỉ.
  • D. 1003 năm, 10 thế kỉ.

Câu 15: Lịch chính thức được sử dụng ở Việt Nam hiện nay là

  • A.  Công lịch
  • B.  Lịch vạn niên
  • C.  Dương lịch
  • D.  Âm lịch

 Câu 16: Khẳng định nào sau đây không đúng:

  • A. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo trình tự của nó.
  • B. Âm lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trời xung quanh Trái Đất.
  • C. Công lịch lấy năm ra đời của chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên.
  • D. Một thập kỷ là 10 năm, một thiên nhiên kỷ là 1000 năm.

 Câu 17: Người La Mã và nhiều tộc người ở châu Âu tính thời gian theo:

  • A.  Công lịch
  • B.  Dương lịch
  • C.  Âm lịch
  • D.  Hệ thống lịch riêng

 Câu 18: Ở nước ta, ngày lễ nào được tính theo âm lịch?

  • A.    Ngày Nhà giáo Việt Nam
  • B.    Ngày Quốc khách
  • C.    Tết Nguyên đán
  • D.    Ngày Thương binh liệt sĩ

 Câu 19: Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử, em hãy cho biết cách tính nào sau đây là đúng:

  • A. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó cộng với năm hiện tại.
  • B. Với những năm trước Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại trừ đi năm đó.
  • C. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm hiện tại cộng với năm đó.
  • D. Với những năm Công nguyên, ta sẽ lấy năm đó trừ đi năm hiện tại.

Câu 20: Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào năm 1930 cách thời điểm hiện tại:

  • A.  Hơn 1 thập kỷ
  • B.  Hơn 1 thế kỷ
  • C.  Gần 10 thập kỷ
  • D.  Một nửa thiên niên kỷ

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều