Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 2:Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Để dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần

  • A.  Có tư liệu lịch sử.
  • B.  Có phòng thí nghiệm.
  • C.  Tham gia các chuyến đi điền dã.
  • D.  Tham gia vào các sự kiện.

Câu 2: Yếu tố nền tảng nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

  • A. Tư liệu truyền miệng
  • B. Tư liệu hiện vật
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Các bài nghiên cứu khoa học

Câu 3: Ý nghĩa và giá trị của sử liệu:

  • A. Sử liệu chính là phương tiện mà thông qua đó nhà sử học có thể nhận thức được những gì đã xảy ra trong quá khứ.
  • B. Các nguồn sử liệu là bằng chứng giúp các nhà sử học "dựng lại lịch sử" một cách chính xác và khách quan nhất.
  • C. Các nguồn tư liệu còn giúp ta hình dung về cuộc sống tinh thần và vật chất của cuộc sống con người, giúp lí giải một số hiện tượng, sự việc dựa trên những chứng cứ khoa học.
  • D. Cả 3 phương án trên đều đúng

Câu 4: Tư liệu truyền miệng mang đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Bao gồm những câu chuyện, lời kể truyền đời.
  • B. Chỉ là những tranh, ảnh.
  • C. Bao gồm di tích, đồ vật của người xưa.
  • D. Là các văn bản ghi chép.

 Câu 5: Bia đá thuộc loại tư liệu gì?

  • A. Tư liệu truyền miệng
  • B. Tư liệu hiện vật
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Không thuộc các loại tư liệu nói trên

 Câu 6: Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?

  • A. Tư liệu truyền miệng
  • B. Tư liệu chữ viết
  • C. Tư liệu hiện vật
  • D. Không được coi là tư liệu lịch sử

 Câu 7: Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?

  • A. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời khác.
  • B. Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.
  • C. Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
  • D. Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất.

 Câu 8: Khai thác nguồn tư liệu hiện vật có ý nghĩa giúp ta biết được

  • A.  Phần nào hiện thực lịch sử diễn ra.
  • B.  Tương đối đầy đủ về đời sống con người.
  • C.  Chính xác nhất đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người xưa.
  • D.  Cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa.

 Câu 9: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?

  • A. Tư liệu hiện vật
  • B. Truyền miệng
  • C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
  • D. Ca dao, dân ca

Câu 10: "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc loại tư liệu?

  • A. Tư liệu hiện vật
  • B. Tư liệu gốc
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Truyền miệng

 Câu 11: Khi tìm hiểu lịch sử, loại tư liệu nào là nguồn đáng tin cậy nhất?

  • A. Tư liệu gốc
  • B. Tư liệu chữ viết
  • C. Tư liệu hiện vật
  • D. Tư liệu truyền miệng

 Câu 12: Tư liệu như thế nào gọi là tư liệu gốc?

  • A.Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó
  • B.Tư liệu được tổng hợp qua nghiên cứu các hiện vật
  • C.Tư liệu được truyền miệng từ đời này qua đời khác
  • D.Tư liệu được tuyển tập từ các câu chuyện cổ

 Câu 13: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,… Thuộc nhóm tư liệu nào dưới đây?

  • A.Tư liệu hiện vật
  • B.Tư liệu gốc
  • C.Tư liệu truyền miệng
  • D.Tư liệu chữ viết

 Câu 14: Nguồn tư liệu nào thường mang tính chủ quan của tác giả tư liệu?

  • A. Tư liệu gốc
  • B. Tư liệu hiện vật
  • C. Tư liệu chữ viết
  • D. Tư liệu truyền miệng

Câu 15: Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ thuộc nhóm tư liệu gì?

  • A.Tư liệu truyền miệng
  • B.Tư liệu gốc
  • C.Tư liệu hiện vật
  • D.Tư liệu chữ viết

Câu 16: Tư liệu nào sau đây không thuộc nhóm tư liệu hiện vật?

  • A.  Quần thể di tích cố đô Huế
  • B.  Rìu đá núi đọ
  • C.  Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • D.  Trống đồng Đông Sơn

 Câu 17: "Đại Việt Sử kí toàn thư" thuộc nguồn sử liệu nào?

  • A. Tư liệu hiện vật
  • B. Tư liệu chữ viết
  • C. Tư liệu gốc
  • D. Tư liệu truyền miệng

 Câu 18: Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?

  • A. Ca dao, dân ca
  • B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
  • C. Truyện dã sử
  • D. Truyền thuyết

Câu 19: Xác định câu sai về nội dung trong các câu sau:

  • A. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: hiện vật, chữ viết, truyền miệng, gốc,... để phục dựng lại lịch sử.
  • B. Tư liệu gốc là những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết lịch sử.
  • C. Tư liệu hiện vật là những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ.
  • D. Các nhà sử học dựa vào các nền văn hoá khảo cổ để phục dựng lại lịch sử.

 Câu 20: Đâu không phải là một nguồn sử liệu

  • A. Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.
  • B. Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định)
  • C. Truyền thuyết Thánh Gióng
  • D. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều