Tắt QC

[KNTT] Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 18: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào thời gian nào?

  • A. Đầu Công nguyên.
  • B. Thế kỉ VII TCN.
  • C. Cuối thế kỉ II TCN.
  • D. Cuối thế kỉ II

Câu 2: So với Văn Lang – Âu Lạc, điểm khác biệt về kinh tế của quốc gia cổ Chăm-pa là gì?

  • A. Phát triển khai thác lâm thổ sản và xây dựng đền tháp.
  • B. Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước sử dụng sức kéo trâu bò.
  • C. Chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công và đánh cá.
  • D. Đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh.

Câu 3: Điểm khác biệt về văn hóa giữa cư dân Văn Lang – Âu Lạc so với cư dân Chăm-pa là?

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hinđu giáo và Phật giáo.
  • B. Sự du nhập mạnh mẽ của Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa.
  • C. Phổ biến tín ngưỡng sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc
  • D. Sáng tạo chữ viết riêng dựa trên chữ Phạn của người Ấn Độ.

Câu 4: Đâu không là đặc điểm chính trị của Chăm-pa?

  • A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
  • B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
  • C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
  • D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.

Câu 5: Đâu là thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới? 

  • A. Các bức chạm nổi, phù điêu
  • B. Các tháp Chăm
  • C. Khu di tích thánh địa Mỹ Sơn
  • D. Phố cổ Hội A

Câu 6: Xã hội Chăm-pa cụ thể được cho bao gồm các tầng lớp nào?

  •  A. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
  • B. quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc, nô lệ.
  • C. vua, quý tộc, nông dân lĩnh canh, nô lệ.
  • D. quý tộc, dân tự do, nông dân lĩnh canh, nô lệ.

Câu 7: Tôn giáo nào được du nhập vào Chăm-pa?

  • A. Phật giáo, Đạo giáo
  • B. Phật giáo, Ấn Độ giáo
  • C. Đạo giáo
  • D. Nho giáo

Câu 8: Cư dân Chăm – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình được biểu hiện qua? 

  • A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
  • B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
  • C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
  • D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.

Câu 9: Hoạt động kinh tế chính của cư dân cổ Cham-pa?

  • A. nông nghiệp trồng lúa.
  • B. thủ công nghiệp.
  • C. săn bắt, hái lượm
  • D. thương nghiệp.

Câu 10: Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô là?

  • A. Vi-ra-pu-ra
  • B. Sin-ha-pu-ra
  • C. In-đra-pu-ra.
  • D. Đáp án khác

Câu 11: Hệ thống chữ Chăm cổ được cải biên từ:

  • A. chữ Phạn của Ấn Độ.
  • B. chữ Hán của Trung Quốc.
  • C. chữ Môn cổ.
  • D. chữ Khơ-me cổ.

Câu 12: Người Chăm-pa cũng buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, và người nước nào?

  • A. Trung Quốc
  • B. Ấn Độ
  • C. Chân Lạp
  • D. Cả A và B đúng

Câu 13: Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành trên cơ sở văn hóa nào sau đây?

  • A. Đông Sơn.
  • B. Sa Huỳnh
  • C. Óc Eo.
  • D. Phùng Nguyên.

Câu 14: Vương quốc Chăm-pa được hình thành ở địa bàn nào?

  • A. Dải đất ven biển miền Trung nước ta.
  • B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nước ta.
  • C. Vùng ven biển miền Trung nước ta, từ phía Nam dây Hoành Sơn đến tỉnh Bình Định ngày nay.
  • D. Các tình miền Trung nước ta, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.

Câu 15: Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào độ được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
  • B. Tháp Chăm (Phan Rang). 
  • C. Cố đô Huế.
  • D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 16: Hoạt động kinh tế nào không phải là của cư dân Chăm-pa?

  • A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc lưu vực các con sông.
  • B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm gốm, trang sức, dụng cụ sản xuất.
  • C. Khai thác sản vật rừng và biển.
  • D. Trồng nho, ôliu. 

Câu 17: Người Chăm đặc biệt giỏi nghề nào sau đây?

  • A. Nghề đi biển
  • B. Nghề đúc đồng
  • C. Nghề trồng lúa nước
  • D. Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm

Câu 18: Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với

  • A. một vị thần
  • B. một thầy cúng
  • C. một thầy thuốc
  • D. một tù trưởng

Câu 19: Khi mới thành lập, Vương quốc Chăm-pa có tên gọi là:

  • A. Chăm-pa.
  • B. Lâm Áp.
  • C. Tượng Lâm.
  • D. Phù Nam.

Câu 20: Sản phẩm mà cư dân Chăm-pa làm ra là để

  • A. phục vụ cuộc sống hằng ngày.
  • B. phục vụ cuộc sống hằng ngày và cống nạp cho Trung Quốc.
  • C. trao đổi buôn bán trong nước và với các nước khác.
  • D. phục vụ cuộc sống hằng ngày và trao đổi, buôn bán trong, ngoài nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều