Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1951 – 1953 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đại hội lần thứ II của Đảng đã nêu rõ lực lượng của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân gồm các thành phần nào?

  • A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
  • B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
  • C. Công nhân, nông dân.
  • D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tiêu tư sản dân tộc và địa chủ.

Câu 2: Ai là người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm Đông Khê ngày 17/9/1950 ?

  • A. La Vân Cầu.
  • B. Trừ Văn Thố.
  • C. Phan Đình Giót.
  • D. Trần Cừ.

Câu 3: Người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo được đặt tên cho chiến dịch nào?

  • A. Chiến dịch đường số 18. 
  • B. Chiến dịch Hà - Nam - Ninh,
  • C. Chiến dịch Hòa Bình. 
  • D. Chiến dịch Trung du.

Câu 4: Vì sao Đại hội đại biểu lần II của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

  • A. Đưa Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng.
  • B. Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến.
  • C. Đảng ta đã hoạt động công khai.
  • D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 5: Viện trợ của Mĩ cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 là bao nhiêu?

  • A. 54%.
  • B. 73%.
  • C. 65% .
  • D. 60% .

Câu 6: Trong chiến dịch Thượng Lào, quân dân Việt - Lào đã giải phóng:

  • A. Toàn bộ tỉnh Xiêng Khoảng, một phần tỉnh Sầm Nưa và Phong Xa Lì.
  • B. Toàn bộ tỉnh Phong xa lì, gần hết tỉnh Sầm Nưa và Xiêng Khoảng.
  • C. Toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phong Xa Lì.
  • D. Toàn bộ tỉnh Sâm Nưa, gần hết tỉnh Xiêng Khoảng và một phần tỉnh Phong Xa Lì.

Câu 7: Từ năm 1951 đến năm 1956, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

  • A. Nguyễn Văn Cừ.
  • B. Hồ Chí Minh.
  • C. Trường Trinh.
  • D. Lê Duẩn.

Câu 8: Lực lượng vũ trang của ta ngày càng lớn mạnh với ba thứ quân; bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích trong thời gian nào?

  • A. Từ sau chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đến 1951 - 1953,
  • B. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 đến 1953,
  • C. Từ những năm 1953 - 1954.
  • D. Câu A và B đúng

Câu 9: Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?

  • A. Năm 1948.      
  • B. Năm 1949.
  • C. Năm 1950.      
  • D. Năm 1951.

Câu 10: Lúc nào Đảng ta có quyết định tạm thời rút vào hoạt động bí mật?

  • A. 1930 
  • B. 1936 
  • C. 1945 
  • D. 1951

Câu 11: Từ 1951 đến 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?

  • A. Đại hội Đàng toàn quốc lần thứ II (2 -1951).
  • B. Đại hột thống nhất Việt minh - Liên Việt (3 - 3 - 1951).
  • C. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào”.
  • D. Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ I (1 - 5 - 1952).

Câu 12: Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc (1947), thực dân Pháp quyết định mở chiến dịch Biên giới để cô lập căn cứ địa Việt Bắc đúng hay sai?

  • A. Đúng. 
  • B. Sai.

Câu 13: Chiến dịch Biên giới bắt đầu vào ngày:

  • A. 15-9-1950  
  • B. 16-9-1950  
  • C. 17-9-1950 
  • D. 18-9-1950

Câu 14: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần II quyết định đổi tên Đảng thành:

  • A. Đảng Cộng sản Đông Dương. 
  • B. Đảng Lao động Việt Nam.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam. 
  • D. Cả A, B và C đều đúng:

Câu 15: Từ tháng 4 - 1953 đến tháng 7 - 1954 ta đã thực hiện tất cả:

  • A. 4 đợt giảm tô và 11 đợt cải cách ruộng đất. 
  • B. 5 đợt giảm tô.
  • C. 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất. 
  • D. 4 đợt giảm tô.

Câu 16: Trong chiến dịch Biên giới, trận đánh nào ác liệt và có ý nghĩa nhất?

  • A. Đông Khê.
  • B. Thất Khê.
  • C. Phục kích đánh địch trên đường số 4.
  • D. Phục kích đánh địch từ Cao Bằng rút chạy.

Câu 17: Lúc nào Đảng ra hoạt động công khai?

  • A. 1936 
  • B. 1939 
  • C. 1945 
  • D. 1951

Câu 18: Tháng 11 - 1951, dịch mở chiến dịch Lô-tuyt (Hoà Bình) với âm mưu gì?

  • A.  Mở rộng địa bàn chiêm đóng.
  • B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc với liên khu III và IV.
  • C. Giành thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ.
  • D. Giành lại quyền chủ động, nối lại “Hành lang Đông - Tây” chia cắt Việt Bắc với Liên khu III và IV.

Câu 19: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ II là gì?

  • A. Đánh đồ đế quốc phong kiến, làm cách mạng dân tộc dân chủ.
  • B. Đánh đổ thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.
  • C. Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất độc lập hoàn toàn, bảo vệ hoà bình thê giới.
  • D. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có để quốc Mĩ giúp sức.

Câu 20: Từ năm 1951 đến 1952, về chính trị có sự kiện gì quan trọng nhất?

  • A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2 - 1951).
  • B. Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt (3 - 3 - 1951).
  • C. Hội nghị thành lập “Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào”.
  • D. Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lân thứ I (1 - 5 - 1952).

Câu 21: Trong kháng chiến chống Pháp, trên mặt trận kinh tế Đảng và Chính phủ đã đề ra một cuộc vận động lớn về sản xuất và tiết kiệm được diễn ra trong thời gian nào?

  • A. 1951 
  • B. 1952 
  • C. 1953 
  • D. 1954

Câu 22: Chiến dịch Biên giới có gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947?

  • A. Là chiến dịch lớn đầu tiên do ta chủ động mở.
  • B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.
  • C. Là chiến dịch áp dụng phương thức hợp đồng tác chiến lớn giữa các bình chủng.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 23: Sự kiện đánh dấu Mĩ đã can thiệp sâu và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương ?

  • A. Ngày 13/5/1950, Pháp thông qua kế hoạch Rơ-ve dưới sự đồng ý của Mĩ.
  • B. Ngày 7/2/1950, Mĩ chính thức công nhận Chính phủ Bảo Đại do Pháp lập nên.
  • C. Tháng 7/1950, Mĩ đặt phái đoàn cố vấn quân sự đặc biệt MAAG ở Việt Nam.
  • D. Ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận