Tắt QC

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào ?

  • A. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950.
  • B. Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ.
  • C. Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc mùa đông 1947.
  • D. Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.

Câu 2: Bom ba càng do ai chế tạo ?

  • A. Lê Tâm.
  • B. Trần Đại Nghĩa.
  • C. Hoàng Hanh.
  • D. Ngô Gia Khảm.

Câu 3: Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài?

  • A. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng.
  • B. Từ đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch.
  • C. Hậu phương của ta chưa vững mạnh.
  • D. Tất cả các lí do trên

Câu 4: Các "đại đội độc lập", "trung đội vũ trang tuyên truyền" ra đời và hoạt động trong thời gian nào ?

  • A. Những năm 1947 - 1948.
  • B. Những năm 1948 - 1949.
  • C. Những năm 1947 - 1949.
  • D. Những năm 1948 -1950.

Câu 5: Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?

  • A. Hà Nội. 
  • B. Nam Định. 
  • C. Huế. 
  • D. Sài Gòn.

Câu 6: Nguyên tắc cải cách giáo dục được đưa ra năm 1950 là gì ?

  • A. Khoa học.        
  • B. Dân tộc.
  • C. Đại chúng.       
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?

  • A. Năm 1948. 
  • B. Năm 1949.  
  • C. Năm 1950.  
  • D. Năm 1951

Câu 8: Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?

  • A. 5 – 2 - 1947.      
  • B. 16 – 2 - 1947.
  • C. 17 – 2 - 1947.       
  • D. 18 - 2 - 1946.

Câu 9: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ ngày 7 - 11 đến 19 - 12 - 1947.
  • B. Từ ngày 7 - 10 đến 19 - 12 - 1947,
  • C. Từ ngày 7 - 10 đến 20 - 12 - 1947.
  • D. Từ ngày 16 - 8 đến 19 – 12 - 1947.

Câu 10: Trong những năm 1947 - 1948, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì để đối phó với những âm mưu và hành động của thực dân Pháp,

  • A. Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện.
  • B. Phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiếm.
  • C. Tạm thời rút vào hoạt động bí mật.
  • D. Câu B và C đúng.

Câu 11: Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

  • A. Trận đánh ở Cao Bằng. 
  • B. Trận đánh ở Đông Khê.
  • C. Trận đánh ở Thất Khê. 
  • D. Trận đánh ở Đình Lập.

Câu 12: “Ở hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch nhiều trận trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích đường....”

  • A. Bản Sao, đèo Bông Lau 
  • B. Chợ Mới, Chợ Đồn
  • C. Đoan Hùng, Khe Lau 
  • D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang

Câu 13: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch dành cho

  • A. Đội Cứu quốc quân.
  • B. Trung đoàn Thủ Đô.
  • C. Việt Nam giải phóng quân.
  • D. Vệ Quốc Quân.

Câu 14: Cuộc biểu tình khổng lồ của 300.000 đồng bào ở Sài Gòn diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 9-1- 1950. 
  • B. 15- 2 - 1950
  • C. 19-3- 1950. 
  • D. 16-8- 1950

Câu 15: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
  • B. Trường Chinh.
  • C. Phạm Văn Đồng. 
  • D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 16: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:

  • A. Toàn dân, toàn diện.
  • B. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.
  • C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  • D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

Câu 17: Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tấn công ta? 

  • A. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tấn công các cơ sở cách mạng
  • B. Ở Bắc Bộ, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
  • C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang.
  • D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng.

Câu 18: Cánh quân đầu tiên Pháp tấn công lên Việt Bắc là cánh quân nào?

  • A. Một bộ phận nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn.
  • B. Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc theo sông Hồng, sông Lô lên Thái Nguyên rồi vòng về Băc Cạn.
  • C. Một bộ phận từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn.
  • D. Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Cạn.

Câu 19: Thực dân Pháp huy động 12000 quân tỉnh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công:

  • A. Bắc Cạn. 
  • B. Lạng Sơn. 
  • C.Cao Bằng  
  • D. Việt Bắc.

Câu 20: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là:

  • A. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
  • B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. 
  • C. Giải phóng dải biên giới Việt - Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập.
  • D. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân

Câu 21: Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao trong đó quan trọng nhất là mặt trận nào?

  • A. Quân sự. 
  • B. Chính trị. 
  • C. Kinh tế. 
  • D. Ngoại giao.

Câu 22: Địch tấn công lên Việt Bắc vào ngày nào?

  • A. 7- 10- 1947 
  • B. 8-10- 1947
  • C. 9- 10- 1947 
  • D. 10 – 10- 1947

Câu 23: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam? 

  • A. Liên Xô 
  • B. Trung Quốc  
  • C. Lào 
  • D. Cam-pu-chia

Câu 24: Trong Chiến dịch Biên giới, hình thức đấu tranh nào phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên Khu V và Nam Bộ?

  • A. Chiến tranh nhân dân.
  • B. Đấu tranh chính trị.
  • C. Chiến tranh du kích.
  • D. Đấu tranh vũ trang.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận